Phát triển 134 hécta ca cao đạt chứng nhận UTZ

Đây là một chương trình chứng nhận toàn cầu đưa ra các tiêu chuẩn sản xuất và kinh doanh nông sản có trách nhiệm về kinh tế, xã hội và môi trường..
Chương trình này mang lại nhiều lợi ích cho nông dân, như: chi phí sản xuất giảm, năng suất tăng, được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn mặt bằng chung thị trường; được hỗ trợ miễn phí tham gia tập huấn về kỹ thuật bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách…
Doanh nghiệp đang tiếp tục hỗ trợ nông dân nhân rộng diện tích ứng dụng quy trình sản xuất sạch này với mục tiêu xây dựng thương hiệu về uy tín chất lượng cho cây ca cao Đồng Nai.
Hiện Công ty TNHH ca cao Trọng Đức đang hợp tác với doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư chế biến sản phẩm chocolate để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan với sản lượng ban đầu khoảng 40 tấn trái tươi/năm.
Dự kiến, doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu dòng sản phẩm này vào đầu năm 2016.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ cơ quan chuyên môn huyện Châu Thành (Hậu Giang), trong tổng số gần 5.000ha cam sành trên địa bàn huyện thì hiện có đến 2.656ha đang nhiễm bệnh, trong đó có trên 2.172ha bị nhiễm nặng, có khả năng phải chặt bỏ.

Ngày 12/4, giá thanh long xuất khẩu tiếp tục xuống thấp. Các nhà vườn trong tỉnh Bình Thuận không khỏi lo lắng trước xu hướng bất lợi của thị trường.

Nhờ biết cách xử lý cho xoài ra trái nghịch vụ, áp dụng biện pháp kỹ thuật chăm sóc xoài theo hướng an toàn, mô hình sản xuất xoài bao trái của gia đình ông Huỳnh Văn Long, xã Sông Bình (Bắc Bình, Bình Thuận) đã có thu nhập kinh tế tương đối cao.

Bọ xít hại nhãn, vải thường gia tăng số lượng nhanh chóng và gây hại nặng cho vải, nhãn ở giai đoạn nụ, hoa đến quả non (từ tháng 2 – 5).

Cây vải cổ thụ 58 tuổi này do lão ông Lý Quang Chức, thôn Lạc Thiện 2, thị trấn D’Ran, tỉnh Lâm Đồng trồng từ năm 1957 trong phần đất của gia đình. Cây rất cao, thân chia nhiều nhánh, tỏa bóng mát che rợp một khoảng vườn.