Phát triển 134 hécta ca cao đạt chứng nhận UTZ

Đây là một chương trình chứng nhận toàn cầu đưa ra các tiêu chuẩn sản xuất và kinh doanh nông sản có trách nhiệm về kinh tế, xã hội và môi trường..
Chương trình này mang lại nhiều lợi ích cho nông dân, như: chi phí sản xuất giảm, năng suất tăng, được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn mặt bằng chung thị trường; được hỗ trợ miễn phí tham gia tập huấn về kỹ thuật bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách…
Doanh nghiệp đang tiếp tục hỗ trợ nông dân nhân rộng diện tích ứng dụng quy trình sản xuất sạch này với mục tiêu xây dựng thương hiệu về uy tín chất lượng cho cây ca cao Đồng Nai.
Hiện Công ty TNHH ca cao Trọng Đức đang hợp tác với doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư chế biến sản phẩm chocolate để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan với sản lượng ban đầu khoảng 40 tấn trái tươi/năm.
Dự kiến, doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu dòng sản phẩm này vào đầu năm 2016.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Hoàng Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân phường 12, TP. Vũng Tàu cho biết, hiện phường 12 có 28 hộ nuôi tôm sú theo mô hình ứng dụng công nghệ chế phẩm sinh học trên diện tích nuôi 59ha

Không sử dụng kích điện, chất nổ hay thuốc độc, người dân khu vực xã Trung Chải (Sa Pa) đánh bắt bằng phương pháp thủ công là dùng vợt và lưới để bắt cá.

Một đêm theo tàu ra biển đánh bắt cá cơm, chúng tôi chứng kiến những vất vả và sự bấp bênh bám nghề của các ngư dân...

Với 42,5km bờ biển và 3 cửa lạch lớn: Hà Nẫm, Lạch Bạng, Lạch Ghép nên hoạt động khai thác hải sản trên biển lẫn nuôi trồng nước lợ của Tĩnh Gia khá phát triển.
Phát huy thế mạnh giống gà Móng quý hiếm bản địa, bác Trần Xuân Xưởng ở Tiên Phong, huyện Duy Tiên, Hà Nam có thâm niên mấy chục năm nay nuôi giống gà này để phát triển kinh tế gia đình.