Phát huy tinh thần khởi nghiệp trong hội nhập

Việt Nam cần 5 triệu doanh nghiệp trong khoảng 5 - 10 năm tới để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, qua đó tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế.
Đây là nhận định được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đưa ra.
Tuy vậy, từ thực tế 500.000 doanh nghiệp hiện nay, khoảng cách đến mục tiêu nói trên rất xa, nhất là việc thúc đẩy tinh thần khởi sự kinh doanh không dễ.
Doanh nghiệp không dễ để khởi nghiệp, bởi nhiều khi cơ chế đã có nhưng chưa thể áp dụng.
Bên cạnh đó, việc thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm đã khiến tỷ lệ khởi nghiệp thành công không cao.
Do vậy, Nhà nước cần có sự hỗ trợ đối với giới doanh nhân để khởi động làn sóng khởi nghiệp.
Tuy nhiên, ngoài những hỗ trợ nền tảng từ phía Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp cũng cần thúc đẩy dẫn dắt tinh thần khởi nghiệp.
Nếu ở các nước phát triển, bình quân 15 - 20 người dân có một doanh nghiệp thì ở Việt Nam, 200 người dân mới có một doanh nghiệp.
Khoảng cách này cho thấy sự cần thiết có một cộng đồng doanh nghiệp lớn mạnh về cả số lượng và chất lượng mới có thể nắm bắt cơ hội hội nhập.
Chính vì vậy, khởi nghiệp hiện nay không chỉ là chuyện của cộng đồng doanh nghiệp, mà còn là chuyện chung của cả xã hội
Có thể bạn quan tâm

Năm 2015, được sự quan tâm và đầu tư kinh phí của Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh, Trạm Khuyến nông huyện Tây Sơn đã tiếp nhận và triển khai thực hiện mô hình nuôi thâm canh bò thịt chất lượng cao ở giai đoạn bê con.

Công ty cổ phần Vật tư - Kỹ thuật nông nghiệp (VTKTNN) Bình Định là một trong số 100 doanh nghiệp (DN) toàn quốc, và là 1 trong số 2 DN tại Bình Định (cùng Công ty cổ phần Xây dựng 47), vinh dự được Bộ NN&PTNT tặng danh hiệu “DN vì nhà nông” lần thứ I - 2015.

Trong 70 năm qua, ngành nông nghiệp Quảng Ngãi không ngừng lớn mạnh và gặt hái những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, tích cực cải thiện đời sống của người dân, góp phần đắc lực vào sự phát triển kinh tế, xã hội chung của tỉnh.

Mặc dù nhông là con vật dễ nuôi, có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ mạnh, thế nhưng chỉ sau vài năm thành lập Tổ hợp tác nuôi nhông xã Bình Thạnh (Bình Sơn), từ 24 thành viên, đến nay chỉ còn vài hộ giữ lại nghề này...

Khi viết bài này, tôi chợt nhớ tới tên một truyện ngắn nổi tiếng của cố nhà văn Nhật Tuấn (vừa qua đời), tên truyện ngắn ấy là :“Con chim biết chọn hạt”.