Phát huy tinh thần khởi nghiệp trong hội nhập

Việt Nam cần 5 triệu doanh nghiệp trong khoảng 5 - 10 năm tới để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, qua đó tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế.
Đây là nhận định được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đưa ra.
Tuy vậy, từ thực tế 500.000 doanh nghiệp hiện nay, khoảng cách đến mục tiêu nói trên rất xa, nhất là việc thúc đẩy tinh thần khởi sự kinh doanh không dễ.
Doanh nghiệp không dễ để khởi nghiệp, bởi nhiều khi cơ chế đã có nhưng chưa thể áp dụng.
Bên cạnh đó, việc thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm đã khiến tỷ lệ khởi nghiệp thành công không cao.
Do vậy, Nhà nước cần có sự hỗ trợ đối với giới doanh nhân để khởi động làn sóng khởi nghiệp.
Tuy nhiên, ngoài những hỗ trợ nền tảng từ phía Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp cũng cần thúc đẩy dẫn dắt tinh thần khởi nghiệp.
Nếu ở các nước phát triển, bình quân 15 - 20 người dân có một doanh nghiệp thì ở Việt Nam, 200 người dân mới có một doanh nghiệp.
Khoảng cách này cho thấy sự cần thiết có một cộng đồng doanh nghiệp lớn mạnh về cả số lượng và chất lượng mới có thể nắm bắt cơ hội hội nhập.
Chính vì vậy, khởi nghiệp hiện nay không chỉ là chuyện của cộng đồng doanh nghiệp, mà còn là chuyện chung của cả xã hội
Có thể bạn quan tâm

Cá hô là một loài cá nước ngọt, thuộc họ cá chép, tên khoa học là Catlocarpis Siamensis. Cá hô từng được gọi là vua của các loài cá nước ngọt

Anh Nguyễn Văn Vinh, sinh năm 1990 ở xóm 3 xã Nghĩa Hưng (Nghĩa Đàn) là hộ đầu tiên mạnh dạn đưa cây cam đường canh vào trồng thử nghiệm.

Mô hình nuôi cá chép giòn đặc sản phục vụ thực khách đã giúp ông Lê Văn Dũng ở ấp Phú Thạnh A, xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) thu về hơn 3 tỷ đồng

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trồng đào, gia đình bà Đỗ Thị Tuất thu lãi trên 1 tỷ đồng mỗi năm nhờ bán và cho thuê gốc đào cổ thụ.

Khá nhiều hộ nông dân đạt được lợi nhuận tỷ đồng mỗi năm nhờ nuôi trồng thủy sản. Gia đình anh Nguyễn Hữu Doan ở xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ là một trong những số đó