Phát huy tiềm năng vườn cây ăn quả ở Gò Công Tây

Là huyện nằm trong vùng ngọt hóa Gò Công, Gò Công Tây đang tích cực phát huy hiệu quả mạng lưới kênh rạch dẫn ngọt, rửa phèn, cải tạo đất đai, phục vụ sản xuất của hệ thống để phục vụ mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, giúp nông dân khai thác tốt lợi thế lao động, đất đai ổn định cuộc sống.
Ngoài dừa là cây trồng truyền thống phù hợp thổ nhưỡng vùng đất nhiễm mặn ven biển trong đó có Gò Công Tây, địa phương còn tích cực khuyến nông chuyển đổi sản xuất, khuyến khích nông dân cải tạo đất đai, lập vườn trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế ở những nơi có điều kiện thuận lợi, tiến tới hình thành những vùng chuyên canh tạo ra nguồn nông sản hàng hóa dồi dào và có giá trị kinh tế đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đáng chú ý, huyện Gò Công Tây đang triển khai có kết quả dự án xen canh ca cao trong vườn dừa ở các xã trọng điểm: Vĩnh Hựu, Thạnh Nhựt, Vĩnh Bình, Long Vĩnh, Thạnh Trị trên diện tích trên 230 ha.
Hàng năm, bà con thu hoạch đạt sản lượng trên 800 tấn quả ca cao, góp phần giúp nông dân vùng trồng dừa tăng thu nhập gấp đôi so với trước đây.
Riêng thanh long cũng là cây trồng mới cho triển vọng kinh tế khá.
Hiện nay, diện tích thanh long toàn huyện đạt gần 200 ha, cho sản lượng hàng năm khoảng 25.000 tấn đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

10 tấn khoai tây Đà Lạt được trồng trên giá thể (không dùng đất) theo quy trình khép kín đạt chuẩn VietGAP đã xuất hiện trên thị trường nông sản.

Do ảnh hưởng của thời tiết nên nhiều vườn hồ tiêu tại các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nguyên bị chết và không thể cho thu hoạch vào đầu năm 2015. Sản lượng giảm có thể giúp hồ tiêu tăng giá.

Tuy nhiên, trong vụ mùa năm 2014 này, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật (KH-KT) nên tại huyện miền núi Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, hàng ngàn người dân đã được mùa lớn bưởi Phúc Trạch, không chỉ cả về sản lượng, chất lượng quả rất tốt, hình thức đẹp như mong đợi mà còn bán được giá cao, góp phần hồi sinh lại quả đặc sản vốn nổi tiếng cả nước này.

Từ 2 triệu đồng tiền vốn, chị Trần Thị Nói, một người phụ nữ miền Tây đã vươn lên làm giàu với thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi rắn hổ hèo.

Nhiều hộ nông dân ĐBSCL trồng khóm (dứa) xử lý cho ra trái vụ nghịch đang rất phấn khởi, vì đầu ra thuận lợi và giá bán đạt mức cao nhất từ trước đến nay.