Tạm Chi Hơn 10,1 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Người Nuôi Nghêu Bị Thiệt Hại

UBND tỉnh Tiền Giang vừa duyệt tạm chi cho UBND huyện Gò Công Đông số tiền hơn 10,1 tỷ đồng để chi hỗ trợ giống thủy sản cho các hộ nuôi nghêu khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai từ nguồn ngân sách Trung ương tạm ứng cho ngân sách tỉnh và nguồn tồn quỹ ngân sách cấp tỉnh năm 2013.
Theo đó, năm 2013 toàn tỉnh có 128 hộ nuôi nghêu với diện tích 635,4 ha bị thiệt hại 30-70% được đề nghị hỗ trợ con giống tái sản xuất theo Thông tư số 33/2013/TT-BTC ngày 21/3/2013 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 187/TT-BTC ngày 22/11/2010 của Bộ Tài chính quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai, dịch bệnh.
Với mức hỗ trợ là 20 triệu đồng/ha, tổng kinh phí được duyệt hỗ trợ con giống tái sản xuất cho người nuôi nghêu bị thiệt hại trong năm 2013 là hơn 12,7 tỷ đồng. Trước mắt, Bộ Tài chính chi tạm ứng cho Tiền Giang 6,2 tỷ đồng để hỗ trợ cho người nuôi nghêu bị thiệt hại.
Trên cơ sở này, UBND tỉnh quyết định tạm chi 10,1 tỷ đồng để hỗ trợ con giống khôi phục sản xuất cho người nuôi nghêu bị thiệt hại; trong đó, ngân sách Trung ương cho tạm ứng ngân sách tỉnh 6,2 tỷ đồng, nguồn dự phòng ngân sách tỉnh hơn 3,9 tỷ đồng và tạm ứng từ quỹ dự phòng ngân sách huyện Gò Công Đông là hơn 2,5 tỷ đồng. Sau khi hoàn chỉnh thủ tục sẽ tiếp tục chi hỗ trợ tiếp hơn 2,5 tỷ đồng còn lại cho người nuôi nghêu.
Theo báo cáo ngành Nông nghiệp, từ đầu năm 2013 đến nay tình hình nuôi nghêu gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh xảy ra gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi. Cụ thể, vào đầu tháng 2/2013, nghêu nuôi khu vực xã Tân Thành có hiện tượng chết rải rác và diễn biến ngày càng phức tạp, đến tháng 4/2013 thì ngưng chết.
Qua thống kê, toàn xã có khoảng 1.600 ha nghêu nuôi bị thiệt hại (bao gồm có hợp đồng thuê đất và không có hợp đồng thuê đất mặt nước biển nuôi nghêu), tỉ lệ thiệt hại bình quân là 60%, sản lượng thiệt hại khoảng 14.000 tấn, giá trị thiệt hại khoảng 259 tỉ đồng. Bên cạnh đó, giá nghêu lại giảm mạnh và khó tiêu thụ, hiện giá nghêu thương phẩm chỉ ở mức 18.000 - 20.000 đồng/kg nên người nuôi nghêu gặp nhiều khó khăn hơn.
Tại cuộc họp với người nuôi nghêu gần đây, ông Lê Nhật Trường, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông cho biết, chỉ có những hộ có hợp đồng thuê đất ven biển nuôi nghêu còn hiệu lực và có nghêu chết trong thời gian công bố thiên tai trên nghêu của UBND tỉnh mới được xem xét hỗ trợ. Đó là lý do tại sao diện tích nuôi nghêu được hỗ trợ con giống tái sản xuất chỉ chiếm hơn 42% tổng diện tích nghêu chết do thiên tai năm 2013.
Hiện nay, toàn tỉnh có 1.711 ha nghêu thả nuôi, chiếm 40% tổng diện tích nuôi nghêu của tỉnh. Lượng nghêu còn lại trên các sân nghêu sinh trưởng và phát triển bình thường. Những tháng trước, người dân đã tiến hành thả giống bổ sung trên diện tích nghêu bị thiệt hại.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Thủy sản Việt Nam, tuần qua, giá tôm sú nguyên liệu cỡ 20 con/kg tại Cà Mau tăng thêm 5.000 đồng/kg so với tuần trước.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có khoảng hơn 300 điểm chăn thả ong mật, mỗi điểm có hơn 300 thùng chứa với hàng chục nghìn đàn ong trú ngụ và toả đi hút mật. Ông Lê Triển, Phó Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Hải Lăng cho biết, ở Hải Lăng có gần 50 điểm chăn thả ong mật với khoảng 3.000 đàn ong. Các chủ ong phần lớn ở các tỉnh phía Nam như: Đồng Nai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Long An...

Nếu như vụ nghêu 2011 có hàng trăm hộ nuôi rơi vào cảnh lỗ nặng do dịch bệnh xảy ra trên diện rộng thì sang năm 2012 bà con ai cũng thở phào nhẹ nhỏm vì nghêu đang phát triển tốt. Hiện nghêu thương phẩm có giá bán khá cao, năng suất tăng hứa hẹn cho một vụ mùa bội thu.

Ấp Phú Đông Thượng, xã Bình Khánh Đông (Mỏ Cày Nam, Bến Tre) nằm cặp theo sông Vàm Cái Quao và sông Hàm Luông. Toàn ấp có khoảng 110ha đất tự nhiên, trong đó có 96ha đất sản xuất nông nghiệp. Ấp có 332 hộ, với 1.156 nhân khẩu, đa số sống bằng nghề nông, chủ yếu trồng cây dừa kết hợp chăn nuôi. Toàn ấp hiện có 25% hộ khá giàu, 60% hộ trung bình và hộ nghèo chiếm 12%. Đặc biệt, ấp có Tổ liên kết sản xuất và tiêu thụ tôm càng xanh trên diện tích 196ha mặt nước rất hiệu quả.

Ông Lê Văn Hoàng, ở ấp Phú Long A - xã Phú Khánh (Thạnh Phú - Bến Tre), có kinh nghiệm nuôi gà ta thả vườn gần 4 năm nay. Trước đây, với ý định nuôi gà ta nhỏ lẻ để bán cho bà con trong xóm nên ông chỉ nuôi trên 30 con. Thấy có hiệu quả kinh tế, ông bắt đầu tăng số gà nuôi.