Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Huy Thế Mạnh Của Đệm Lót Sinh Học Trong Chăn Nuôi

Phát Huy Thế Mạnh Của Đệm Lót Sinh Học Trong Chăn Nuôi
Ngày đăng: 15/11/2013

Những năm qua, nhờ áp dụng hiệu quả mô hình chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học nên nhiều hộ dân đã giải quyết triệt để vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi cũng như tiết kiệm được nhiều chi phí, công lao động trong sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Hiện tại, nhiều hộ dân tin tưởng và chủ động nhân rộng mô hình này.

Anh Nguyễn Thanh Toàn - hộ chăn nuôi heo ở xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) tâm sự: “Sau khi được tham dự lớp dạy nghề nông thôn do Trạm Khuyến nông huyện tổ chức, tôi nhận thấy mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học là mô hình thiết thực, dễ làm, tiết kiệm được thời gian và công sức chăm sóc. Vì vậy, tôi mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng với diện tích 15m2 và thả nuôi 11 con heo thịt. Sau khi thu hoạch, trừ các khoản chi phí, tôi lãi trên 10 triệu đồng. Đợt này, tôi quyết định xây dựng thêm 1 chuồng nữa, tiếp tục thả nuôi để phát triển kinh tế gia đình”. Những năm qua, nhiều hộ chăn nuôi đã có bước chuyển biến, thay đổi nhận thức tích cực trong chăn nuôi và tìm đến các mô hình chăn nuôi hiệu quả theo hướng an toàn sinh học.

Tiếp tục phát huy thế mạnh của đệm lót sinh học vào chăn nuôi, năm 2013, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Khuyến Ngư tỉnh, Trạm khuyến nông huyện Lai Vung cho triển khai xây dựng thí điểm mô hình nuôi gà nòi lai trên đệm lót sinh học cho 5 hộ dân ở xã Vĩnh Thới và xã Định Hòa với qui mô 5 ngàn con. Bước đầu nhận thấy, người nuôi đánh giá cao và rất phấn khởi trước những hiệu quả của mô hình này.

Qui trình xử lý nền đệm lót ở mô hình nuôi gà cũng gần giống như mô hình nuôi heo. Tuy nhiên, do lượng chất thải của gà không quá lớn nên người nuôi chỉ cần phủ lớp đệm dày khoảng 10 - 12cm. Nguyên liệu chủ yếu là mùn cưa, trấu và chế phẩm men vi sinh Balasa N01. Ông Hồ Thanh Hoàng - Phó trưởng trạm Khuyến nông huyện Lai Vung cho biết: “Mô hình này rất thích hợp cho cả chăn nuôi với qui mô lớn và qui mô nhỏ vì nó làm giảm thiểu chất thải trong chăn nuôi, giảm mùi hôi trong chuồng trại, hạn chế ô nhiễm môi trường. Ưu điểm nổi bật khác của mô hình là người chăn nuôi sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong việc đầu tư xây dựng chuồng trại cũng như hao hụt trong chăn nuôi đối với các mô hình nuôi thường. Bên cạnh đó, mô hình này không những giải quyết hiệu quả bài toán kinh tế mà còn đảm bảo chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, hạn chế tối đa các loại dịch bệnh cũng như dịch cúm gia cầm”.

Qua hơn 2 tháng tham gia thực hiện mô hình, anh Nguyễn Thanh Tuấn ở ấp Thới Mỹ 2, xã Vĩnh Thới, phấn khởi cho biết: “Hiện tại, đàn gà của tôi có 1.000 con được thả nuôi trên diện tích đệm lót 60m2 (kết hợp thả vườn) đang sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu so với thả nuôi thông thường thì nuôi theo mô hình đệm lót sinh học tỷ lệ gà hao hụt giảm từ 5 - 10%, gà tăng trọng nhanh, độ đồng đều cao, ít bị dịch bệnh, môi trường được giải quyết một cách cơ bản, không còn mùi hôi thối...”.

Tuy nhiên, theo thông tin của nhiều hộ chăn nuôi, hiện tại mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học rất hiệu quả nhưng nếu phát triển trên diện rộng sẽ rất khó khăn cho người nuôi trong việc tìm mùn cưa, một trong những nguyên liệu chính của đệm lót sinh học.

Mô hình chăn nuôi gà trên nền chuồng đệm lót sinh học là mô hình phù hợp với phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch, phát triển bền vững, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi diện tích đất cho phát triển chăn nuôi gia trại và trang trại đang gặp khó khăn, đặc biệt là đối với các nơi tập trung dân cư đông đúc.


Có thể bạn quan tâm

Trồng nấm nghề mới, thu nhập cao ở Sơn Động Trồng nấm nghề mới, thu nhập cao ở Sơn Động

Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh đặc thù miền núi, UBND huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai mô hình trồng nấm. Sau gần ba năm thực hiện, từ hiệu quả kinh tế cao, nghề trồng nấm đã mở ra hướng đi mới cho nhiều hộ dân trên địa bàn.

07/07/2015
Nông dân Phước Sơn đầu tư máy liên hợp thu hoạch bắp Nông dân Phước Sơn đầu tư máy liên hợp thu hoạch bắp

Đầu năm 2015, gia đình chị Đỗ Thị Diễm Vân ở thôn Phước Thiện 3 (xã Phước Sơn, Ninh Phước, Ninh Thuận) đầu tư 300 triệu đồng mua máy liên hợp thu hoạch bắp phục vụ sản xuất.

07/07/2015
Nỗ lực cứu chè Nỗ lực cứu chè

Theo tổng hợp từ Sở NN&PTNT, đợt nắng hạn gay gắt vừa qua đã làm trên 2.260 ha chè cháy lá, thiệt hại từ 30 - 70%; gần 850 ha chè coi như “xóa sổ” hoàn toàn. Tại các vùng chè trên địa bàn tỉnh Nghệ An, người dân và chính quyền các địa phương đang thực hiện nhiều biện pháp “cứu chè”.

07/07/2015
Triển vọng từ cây dứa Cayenne Triển vọng từ cây dứa Cayenne

Là loại cây ăn quả dễ trồng, phù hợp với trình độ thâm canh của đồng bào miền núi, với thị trường sẵn có, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) dự định sẽ phát triển giống dứa Cayenne (thơm Tây) nhằm tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập.

08/07/2015
Cơ hội cho xoài Đồng Nai mở rộng thị trường sang Nhật Bản Cơ hội cho xoài Đồng Nai mở rộng thị trường sang Nhật Bản

Bộ Nông, Lâm, Thủy sản Nhật Bản vừa cấp phép cho trái xoài Đồng Nai xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Đây là cơ hội rất lớn để xoài Đồng Nai thâm nhập vào thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng này. Tuy nhiên, đây mới chỉ là điều kiện “cần và đủ” về tiêu chuẩn, ngoài ra còn phụ thuộc rất lớn quá trình sản xuất của nông dân.

08/07/2015