Phát Huy Giá Trị Cây Ăn Trái

Cây ăn trái là một trong những thế mạnh và được huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) thúc đẩy phát triển qua việc áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, từng bước tiến tới liên kết tiêu thụ.
Năm 2013, diện tích cây ăn trái toàn huyện là 5.300ha, sản lượng cả năm đạt trên 80.000 tấn. Chiếm diện tích lớn vẫn là các sản phẩm chủ lực như: xoài, chanh, nhãn...
Thời gian qua, dịch bệnh chổi rồng trên cây nhãn đã làm ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của người nông dân. Năm 2013, huyện tiếp tục triển khai công tác dập dịch giai đoạn 2, phân bổ kinh phí hỗ trợ cho người nông dân có diện tích nhiễm bệnh trên 1,2 tỷ đồng. Qua quá trình tích cực thực hiện, đến nay dịch bệnh đã giảm nhiều so với năm trước.
Nhằm đưa nông sản thế mạnh của huyện có thể cạnh tranh, vươn mình ra biên giới nội địa, huyện đã xây dựng nhãn hiệu, thành lập hợp tác xã hướng tới liên kết sản xuất. Thời gian qua, Hợp tác xã xoài Mỹ Xương ký kết hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp tư nhân Anh Tú (Hà Nội), cửa hàng Hương Quê và Công ty YASAKA cao hơn giá thị trường từ 3.000 - 5.000 đồng/kg.
Đến nay, huyện đã xây dựng thành công nhãn hiệu cho xoài cát chu. Đối với cây chanh, huyện đã lập thủ tục đăng ký nhãn hiệu chứng nhận và đang thuê tư vấn thiết kế logo...
Có thể bạn quan tâm

Sau khi Dự án cạnh tranh nông nghiệp (ACP) hoàn tất việc thực hiện thí điểm các mô hình nuôi cá chẽm và được đánh giá là khá thành công trên địa bàn tỉnh Dak Lak, đến nay, người dân vẫn chưa mặn mà với việc ứng dụng nhân rộng loại cá này. Nguyên nhân được đánh giá là do chi phí nuôi cao, đầu ra không ổn định…

Năm 1975, từ miền Tây, ông Trần Công Rạng (ấp Tân Tiến, xã Xuân Hiệp, huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) đưa vợ con về Xuân Hiệp lập nghiệp với 2 bàn tay trắng và 6 đứa con nhỏ. Hàng ngày, vợ chồng ông phải đi cày thuê, cuốc mướn để trang trải cuộc sống.

Chuyển đổi từ trồng lúa độc canh sang ương cá giống, cá kiểng, anh Nguyễn Văn Đực Nhỏ, sinh năm 1964 tại xã Nhị Mỹ (Cai Lậy, Tiền Giang) đã vươn lên ổn định cuộc sống.

Trang trại của gia đình anh Phạm Văn Quang ở thôn Thượng Hải, xã Bình Lãng (Tứ Kỳ) có 3 dãy chuồng rộng gần 1.500 m2, thường xuyên nuôi khoảng 2.500 con gà CP lấy trứng thương phẩm. Đầu năm 2012, Trạm Khuyến nông Tứ Kỳ phối hợp với Viện Chăn nuôi quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) triển khai xây dựng mô hình nuôi gà Lương Phượng thuần chủng sinh sản trên địa bàn huyện.