Phát Huy Giá Trị Cây Ăn Trái

Cây ăn trái là một trong những thế mạnh và được huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) thúc đẩy phát triển qua việc áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, từng bước tiến tới liên kết tiêu thụ.
Năm 2013, diện tích cây ăn trái toàn huyện là 5.300ha, sản lượng cả năm đạt trên 80.000 tấn. Chiếm diện tích lớn vẫn là các sản phẩm chủ lực như: xoài, chanh, nhãn...
Thời gian qua, dịch bệnh chổi rồng trên cây nhãn đã làm ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của người nông dân. Năm 2013, huyện tiếp tục triển khai công tác dập dịch giai đoạn 2, phân bổ kinh phí hỗ trợ cho người nông dân có diện tích nhiễm bệnh trên 1,2 tỷ đồng. Qua quá trình tích cực thực hiện, đến nay dịch bệnh đã giảm nhiều so với năm trước.
Nhằm đưa nông sản thế mạnh của huyện có thể cạnh tranh, vươn mình ra biên giới nội địa, huyện đã xây dựng nhãn hiệu, thành lập hợp tác xã hướng tới liên kết sản xuất. Thời gian qua, Hợp tác xã xoài Mỹ Xương ký kết hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp tư nhân Anh Tú (Hà Nội), cửa hàng Hương Quê và Công ty YASAKA cao hơn giá thị trường từ 3.000 - 5.000 đồng/kg.
Đến nay, huyện đã xây dựng thành công nhãn hiệu cho xoài cát chu. Đối với cây chanh, huyện đã lập thủ tục đăng ký nhãn hiệu chứng nhận và đang thuê tư vấn thiết kế logo...
Có thể bạn quan tâm

Đó là ông Trần Thanh Năm (SN 1959, xóm 19, xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Ông là một trong những nông dân tiêu biểu ở địa phương.

Nhiều năm qua, người dân thôn Hòa Bình (xã Tam Hòa, huyện Núi Thành) đã chuyển dần từ vuông nước mặn nuôi tôm sang trồng rong câu chỉ vàng cho thu nhập cao.

Hiện tại, trung bình mỗi tháng ông Tươi xuất bán khoảng 4.000 con ốc giống, thu về hơn 2 triệu đồng.

Trải qua những thất bại khi khởi nghiệp, nhưng nhờ nỗ lực mà đến nay ông Ma Văn Lê đã có trong tay mô hình VAC giá trị hàng tỷ đồng.

Bỏ nghề lái xe đường dài, anh Đoàn về quê cùng 2 người khác thuê ruộng bỏ hoan trồng sen bán hoa và củ, năm 2019 thu về hơn 500 triệu đồng.