Phát Huy Giá Trị Cây Ăn Trái

Cây ăn trái là một trong những thế mạnh và được huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) thúc đẩy phát triển qua việc áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, từng bước tiến tới liên kết tiêu thụ.
Năm 2013, diện tích cây ăn trái toàn huyện là 5.300ha, sản lượng cả năm đạt trên 80.000 tấn. Chiếm diện tích lớn vẫn là các sản phẩm chủ lực như: xoài, chanh, nhãn...
Thời gian qua, dịch bệnh chổi rồng trên cây nhãn đã làm ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của người nông dân. Năm 2013, huyện tiếp tục triển khai công tác dập dịch giai đoạn 2, phân bổ kinh phí hỗ trợ cho người nông dân có diện tích nhiễm bệnh trên 1,2 tỷ đồng. Qua quá trình tích cực thực hiện, đến nay dịch bệnh đã giảm nhiều so với năm trước.
Nhằm đưa nông sản thế mạnh của huyện có thể cạnh tranh, vươn mình ra biên giới nội địa, huyện đã xây dựng nhãn hiệu, thành lập hợp tác xã hướng tới liên kết sản xuất. Thời gian qua, Hợp tác xã xoài Mỹ Xương ký kết hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp tư nhân Anh Tú (Hà Nội), cửa hàng Hương Quê và Công ty YASAKA cao hơn giá thị trường từ 3.000 - 5.000 đồng/kg.
Đến nay, huyện đã xây dựng thành công nhãn hiệu cho xoài cát chu. Đối với cây chanh, huyện đã lập thủ tục đăng ký nhãn hiệu chứng nhận và đang thuê tư vấn thiết kế logo...
Có thể bạn quan tâm

Dự án do Kỹ sư Nuôi trồng thủy sản Nguyễn Đình Tiệp thuộc Chi cục Thủy sản Hà Nội làm chủ nhiệm dự án. Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN – Sở KH&CN Hà Nội là đơn vị chủ trì thực hiện Dự án, Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc chịu trách nhiệm về công nghệ, Chi cục Thủy sản Hà Nội, Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa, Hội nông dân xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa và 4 hộ gia đình chịu trách nhiệm thực hiện thử nghiệm sản xuất.

“Tiêu ghép trên gốc cây trầu rừng Nam Mỹ Amazon năng suất cao, kháng bệnh tốt, chịu hạn, chịu ngập nhưng ở “quê hương” sản xuất giống tiêu này (Xuân Lộc - Đồng Nai) không ai trồng”.

Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản được Bộ NN & PTNT phê duyệt đã nhấn mạnh mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng cao, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng. Đề án này được kỳ vọng cải thiện cơ bản những bất cập của ngành thủy sản trong thời gian qua với hàng loạt các giải pháp như Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở vùng nuôi;

Ông Huỳnh Văn Hòa cũng cho biết, năm nay măng cụt Chợ Lách ngon, chất lượng hơn mọi năm, rất ít quả bị xì mủ, bị sượng bởi lượng mưa đầu mùa ít; các hộ nông dân đã chủ động đốn bỏ cây măng cụt cho quả bị mủ để trồng chôm chôm nên số lượng này không bị trà trộn chung với măng cụt ngon.

Sáng 18/6, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì hội thảo Quốc gia triển khai Nghị định 202 về quản lý phân bón của Chính Phủ và chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững. Hội thảo có sự tham gia của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân các tỉnh, thành và Hiệp hội phân bón Việt Nam.