Phát Hiện Thêm 4 Ổ Dịch Cúm Gia Cầm Mới Ở Bình Định

Ngày 24.3, ông Lê Ngọc Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, cho biết: Từ ngày 20.3 đến nay, đàn vịt tơ nuôi tại 4 hộ ở xã Hoài Đức (Hoài Nhơn) đã xuất hiện tình trạng vịt chết lẻ tẻ, qua lấy mẫu xét nghiệm, cơ quan Thú y vùng 4 Đà Nẵng đã phát hiện vịt chết do vi-rút cúm A (H5N1). Chi cục Thú y tỉnh đã tiến hành tiêu hủy đàn gia cầm mắc bệnh, xuất nguồn vắc-xin dự phòng để tiêm phòng cho toàn bộ đàn gia cầm tại địa phương. Đồng thời, yêu cầu các hộ chăn nuôi tại địa phương thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch cúm gia cầm theo sự hướng dẫn của cơ quan chức năng.
Như vậy, từ đầu tháng 3 đến nay, Chi cục Thú y tỉnh đã phát hiện dịch cúm gia cầm tại 5 hộ gia đình, gồm 1 ổ dịch tại phường Trần Quang Diệu (TP Quy Nhơn) và 4 ổ dịch tại xã Hoài Đức (Hoài Nhơn), với tổng đàn vịt bị bệnh và tiêu hủy 8.470 con. Theo ngành chức năng, hầu hết đàn vịt bị mắc dịch đều là vịt tơ mới tái đàn, thời gian nuôi từ 2-3 tháng tuổi. Chi cục Thú y đã phối hợp với các địa phương hướng dẫn tiêu hủy đàn vịt mắc dịch; cấp vắc-xin và thuốc sát trùng dự phòng cho các huyện thực hiện tiêm phòng và tiêu độc sát trùng tại các địa phương xảy ra các ổ dịch.
Có thể bạn quan tâm
Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã tổ chức các lớp tập huấn về bồi dưỡng nghiệp vụ, phương pháp khuyến nông cho gần 100 cán bộ khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở.

Trong SX lúa người ta khuyên nên áp dụng phương thức luân canh để cải tạo đất và đề phòng giá cả của lúa thấp, kéo theo hiệu quả kinh tế sẽ thấp.

Khi thấy cây lúa bị ngộ độc, bà con nông dân cần ngưng bón phân urê, DAP hoặc NPK ngay, vì lúc này rễ lúa đã bị hư hại, khả năng hấp thu dinh dưỡng trong đất kém.

Đó là khẳng định của anh Nguyễn Văn Cương, GĐ Trung tâm Thỏ giống miền Trung, có cơ sở nuôi và lai tạo giống tại thôn 5, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng).