Phát Hiện Siêu Nhân Gây Hại Bộ Rễ Của Cây Rau Đà Lạt

Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng vừa phát hiện một loài động vật chân đốt gây hại bộ rễ của nhiều loại rau Đà Lạt như măng tây, khoai tây, đậu đỗ, hành lá, xà lách, cà rốt, bó xôi, cải bông xanh… Loài động vật này có chiều dài từ 0,5 - 2cm, toàn thân thường một màu trắng đục, có 6 - 12 đôi chân chui lủi rất nhanh trong đất, nên nông dân quen gọi là loài “siêu nhân”.
Trong đất giàu các thành phần chất hữu cơ, chất mùn; đất tơi xốp là điều kiện môi trường rất thuận lợi cho “siêu nhân” đẻ trứng, nhân đàn quanh năm, trong đó, đẻ nhiều trứng nhất vào mùa thu và mùa xuân.
Từ 12 ngày trở đi, trứng “siêu nhân” bắt đầu nở, sau khoảng 2 tháng đến tuổi trưởng thành. Thức ăn chính của “siêu nhân” gồm phần chóp rễ của các loài rau Đà Lạt. Cây rau nào bị “siêu nhân” tấn công sẽ khiến bộ rễ phát triển kém, không có khả năng hút đủ chất dinh dưỡng từ đất lên nuôi thân, lá, dẫn đến thiệt hại năng suất thu hoạch.
Hiện tại, chưa có loại thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục phòng trừ loài “siêu nhân”. Dựa vào đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu của vùng rau Đà Lạt, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng khuyến cáo nông dân nên áp dụng các biện pháp hạn chế gây hại của “siêu nhân” như: rải vôi, xông hơi khử trùng đất; luân canh với nhiều loại rau khác nhau; dùng bẫy khoai tây làm mồi nhử; tham khảo sử dụng chế phẩm sinh học chứa nấm xanh có tên là Metarhizium anisopliae…
Có thể bạn quan tâm

Vào thời điểm này, nông dân đã cải tạo lại ao đầm trên những diện tích tôm nuôi bị thiệt hại và thả nuôi hơn 1.200ha, chủ yếu là tôm nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến.

Nhận thấy dứa là cây dễ trồng, vốn đầu tư ít, thời gian canh tác ngắn, quả dứa lại dễ tiêu thụ và được giá, năm 2014, nhiều hộ dân bản Háng Lìa, xã Sa Lông (huyện Mường Chà) tự bỏ vốn sang tỉnh Lào Cai mua dứa giống về trồng trên những nương đất bạc màu và những khoảnh nương trồng cây khác nhưng kém hiệu quả. Đến nay, toàn bản đã có gần 30 hộ trồng dứa. Nhà trồng ít gần 10 nghìn cây, nhà trồng nhiều 60.000 – 70.000 cây...

Khảo sát tình hình thực tế sò huyết nuôi ở các bãi sò trên địa bàn tỉnh trong thời gian giữa tháng 4-2014 cho thấy xuất hiện hiện tượng sò huyết chết với tỷ lệ khá cao ở các xã: Tân Xuân, Bảo Thạnh (Ba Tri); sò có dấu hiệu yếu ở xã Thạnh Hải (Thạnh Phú, Bến Tre).

Chủ lồng cá là một thanh niên ngoài 30 tuổi cười tươi và bảo rằng: "Một lồng cá dưới sông tương đương 2 mẫu ao trên đất liền. Bao vùng sông nước có hơn gì mình đâu mà họ vẫn làm, tại sao dân quê ta lại không dám làm. Em xuống đây trước để mọi người cùng xuống cho vui…”.

Ông Bùi Thanh Sỹ, thôn Hội Long, xã Ân Hảo Đông (Hoài Ân, Bình Định) cho biết: Ngoài làm ruộng, gia đình ông còn trồng 3 sào dâu để lấy lá nuôi tằm. Mỗi tháng cho ra 3 hộp kén, mỗi hộp 40 kg, mỗi tháng lãi ròng hơn 10 triệu đồng.