Phát Hiện Siêu Nhân Gây Hại Bộ Rễ Của Cây Rau Đà Lạt

Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng vừa phát hiện một loài động vật chân đốt gây hại bộ rễ của nhiều loại rau Đà Lạt như măng tây, khoai tây, đậu đỗ, hành lá, xà lách, cà rốt, bó xôi, cải bông xanh… Loài động vật này có chiều dài từ 0,5 - 2cm, toàn thân thường một màu trắng đục, có 6 - 12 đôi chân chui lủi rất nhanh trong đất, nên nông dân quen gọi là loài “siêu nhân”.
Trong đất giàu các thành phần chất hữu cơ, chất mùn; đất tơi xốp là điều kiện môi trường rất thuận lợi cho “siêu nhân” đẻ trứng, nhân đàn quanh năm, trong đó, đẻ nhiều trứng nhất vào mùa thu và mùa xuân.
Từ 12 ngày trở đi, trứng “siêu nhân” bắt đầu nở, sau khoảng 2 tháng đến tuổi trưởng thành. Thức ăn chính của “siêu nhân” gồm phần chóp rễ của các loài rau Đà Lạt. Cây rau nào bị “siêu nhân” tấn công sẽ khiến bộ rễ phát triển kém, không có khả năng hút đủ chất dinh dưỡng từ đất lên nuôi thân, lá, dẫn đến thiệt hại năng suất thu hoạch.
Hiện tại, chưa có loại thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục phòng trừ loài “siêu nhân”. Dựa vào đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu của vùng rau Đà Lạt, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng khuyến cáo nông dân nên áp dụng các biện pháp hạn chế gây hại của “siêu nhân” như: rải vôi, xông hơi khử trùng đất; luân canh với nhiều loại rau khác nhau; dùng bẫy khoai tây làm mồi nhử; tham khảo sử dụng chế phẩm sinh học chứa nấm xanh có tên là Metarhizium anisopliae…
Có thể bạn quan tâm

Hội thảo do Sở KH&CN tổ chức ngày 1/8 nhằm đẩy mạnh lĩnh vực thủy sản trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế của huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) nói chung và ngư dân 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn nói riêng.

Duy trì mô hình chăn nuôi bò sinh sản tại xã Hồng Trị (Bảo Lạc) với kinh phí trên 500 triệu đồng, 65 hộ tham gia; hỗ trợ 44 hộ dân xã Cần Yên (Thông Nông) mỗi hộ 2 triệu đồng di dời chuồng trại và nhà tiêu ra khỏi gầm sàn nhà ở; lắp đặt 6 hầm bể khí biogas bằng nhựa coimposite, kinh phí trên 60 triệu đồng tại huyện Hạ Lang...

Những năm gần đây, nghề trồng hoa kiểng tại xã Bình Thạnh (huyện Cao Lãnh) phát triển mạnh và thu hút nhiều hộ tham gia. Để liên kết các hộ trồng hoa kiểng và từng bước đưa nghề trồng kiểng của địa phương phát triển bền vững, tháng 2/2014, Hội Nông dân xã cho ra đời Chi hội trồng hoa kiểng.

Đánh giá tình hình phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương đồng chí Hà Văn Thái, Bí thư Đảng ủy xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn cho biết: “Nếu tính về hiệu quả chăn nuôi, bây giờ nuôi bò là phổ biến hơn và dễ làm, được nhiều hộ tham gia. Khác với trước đây nuôi thả, tận dụng thức ăn tự nhiên, giờ chăn nuôi theo hình thức bán thâm canh, vừa kết hợp chăn thả vừa cho ăn thức ăn tinh, cỏ trồng, giống chủ yếu bò lai, bán bò giống, bò thịt”.

Theo Quyết định số 750/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, mục tiêu phát triển diện tích cây cao su của Việt Nam đến năm 2015 là 800.000ha và giữ diện tích ổn định ở mức này.