Phát Hiện Siêu Nhân Gây Hại Bộ Rễ Của Cây Rau Đà Lạt

Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng vừa phát hiện một loài động vật chân đốt gây hại bộ rễ của nhiều loại rau Đà Lạt như măng tây, khoai tây, đậu đỗ, hành lá, xà lách, cà rốt, bó xôi, cải bông xanh… Loài động vật này có chiều dài từ 0,5 - 2cm, toàn thân thường một màu trắng đục, có 6 - 12 đôi chân chui lủi rất nhanh trong đất, nên nông dân quen gọi là loài “siêu nhân”.
Trong đất giàu các thành phần chất hữu cơ, chất mùn; đất tơi xốp là điều kiện môi trường rất thuận lợi cho “siêu nhân” đẻ trứng, nhân đàn quanh năm, trong đó, đẻ nhiều trứng nhất vào mùa thu và mùa xuân.
Từ 12 ngày trở đi, trứng “siêu nhân” bắt đầu nở, sau khoảng 2 tháng đến tuổi trưởng thành. Thức ăn chính của “siêu nhân” gồm phần chóp rễ của các loài rau Đà Lạt. Cây rau nào bị “siêu nhân” tấn công sẽ khiến bộ rễ phát triển kém, không có khả năng hút đủ chất dinh dưỡng từ đất lên nuôi thân, lá, dẫn đến thiệt hại năng suất thu hoạch.
Hiện tại, chưa có loại thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục phòng trừ loài “siêu nhân”. Dựa vào đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu của vùng rau Đà Lạt, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng khuyến cáo nông dân nên áp dụng các biện pháp hạn chế gây hại của “siêu nhân” như: rải vôi, xông hơi khử trùng đất; luân canh với nhiều loại rau khác nhau; dùng bẫy khoai tây làm mồi nhử; tham khảo sử dụng chế phẩm sinh học chứa nấm xanh có tên là Metarhizium anisopliae…
Có thể bạn quan tâm

Tính đến hết tháng 9, khối lượng xuất khẩu gạo đạt khoảng 4,47 triệu tấn với giá trị 1,92 tỷ USD, giảm 10,1% về khối lượng và giảm 15,7 về giá trị.

Thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật, 9 tháng đầu năm Việt Nam đã xuất khẩu 62 container nhãn, đạt 307,452 tấn. Trong đó, giá nhãn đi bằng đường máy bay đạt 8,8 USD/kg, chở bằng đường biển chỉ bằng một nửa, 4,4 USD/kg.

Từ ngôi vị thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo, gần đây, Việt Nam bị một số đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Campuchia,... “vượt mặt” và nguy cơ dần thị trường.

Vừa qua, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi lươn không bùn cho gần 30 hộ nông dân xã Phong Phú.

Thời gian gần đây, tình trạng lấn chiếm hành lang bảo vệ luồng sông Ông Đốc để làm đầm nuôi tôm diễn ra ngày càng phổ biến. Chính quyền địa phương đang tăng cường công tác phối hợp xử lý nghiêm hành vi này.