Phát Hiện Những Quả Lạc Tiên Có Hình Thù Kỳ Lạ

Một người làm vườn ở thành phố San Jose de Ribamar, phía Bắc Brazil mới đây đã phát hiện được những quả lạc tiên hình "cái ấy" của đàn ông trong khu vườn trồng quả để làm rượu.
Lạc tiên là loại quả chuyên mọc ở Nam Mỹ, thông thường mang hình tròn, và cùi của nó thơm ngon.
![]() |
Quả Lạc Tiên trong vườn bà Maria |
Hiện chưa có quả lạc tiên nào có hình thù kỳ lạ này chín, người phụ nữ trồng cây này tên là Maria Rodrigues de Aguiar Farias, 53 tuổi, cho biết. Tuy nhiên, có nhiều du khách đã tới xem và bà Maria thu phí.
"Tôi thu 2 reals cho những ai muốn nhìn, nếu chụp ảnh là 15 reals, quay video là 20 reals," bà Maria nói. Con số trên tương đương 1 USD để ngắm, 9 USD chụp ảnh và 12 USD quay phim.
Marcelo Cavallari - một chuyên gia cây trồng thuộc tập đoàn nghiên cứu nông nghiệp Brazil cho hay ông đã kiểm tra loại quả trên và cho biết, chúng phát triển bình thường.
"Khá to, khá dày. Chiều dài của mỗi quả có thể lên tới 15 đến 20cm," Cavallari cho biết./.
Có thể bạn quan tâm

Để khai thác hiệu quả hơn 6.900 ha đất canh tác, tăng hệ số quay vòng đất, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, mấy năm gần đây, huyện Hòa An đã huy động vốn từ các chương trình, dự án và nhân dân mua các loại thiết bị, máy móc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình Phát triển sản xuất hàng hóa nông, lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2015.

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai cho biết, đến ngày 25-6 trên địa bàn tỉnh đã phát hiện gần 500 hécta bắp từ giống NK 67 phát triển không bình thường. Khả năng bị mất trắng là rất cao.

Nhiều nông dân xã Thoại Giang (Thoại Sơn, An Giang) nuôi rắn hổ hèo sinh sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Trần Ngân Hoàng, hộ nuôi rắn trong xã, khoe: “Tôi nuôi 10 con rắn bố mẹ, sau một năm thu lời hơn 10 triệu. Hổ hèo là loại rắn dễ nuôi, nguồn thức ăn dễ tìm, như: Ếch, nhái, chuột…”.

Chuyển đổi cây trồng đang là một yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra để đáp ứng nhu cầu trong nước và nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu

Hiện nay, huyện Cái Nước có tổng số hơn 2.210 hộ tận dụng gần 300 ha diện tích mương vườn để nuôi cá chình và cá bống tượng. Mô hình này phát triển mạnh ở các xã: Hưng Mỹ, Phú Hưng và Thạnh Phú.