Phát hiện heo, gà nhiễm khuẩn Salmonella tại Hà Nội, TP HCM

Ngày 21-10, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT), đã có thông tin về công tác tổ chức triển khai giám sát rau, thịt tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trong tháng 8 và 9-2015, phát hiện một số sai phạm về an toàn thực phẩm (ATTP).
Tại Hà Nội, Sở NNPTNT đã lấy 63 mẫu rau quả kiểm nghiệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, và lấy 30 mẫu thịt heo và 30 mẫu thịt gà để phân tích các chỉ tiêu vi sinh và hóa chất.
Kết quả, 14/63 mẫu rau quả có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép của Việt Nam (chiếm 22,2%), 1/30 mẫu thịt heo có dư lượng kháng sinh Sulfadimidine vượt mức giới hạn cho phép (chiếm 3,3%) và 6/60 mẫu thịt heo, gà (chiếm 10%) nhiễm Salmonella.
Tại TP Hồ Chí Minh, Sở NNPTNT đã lấy 51 mẫu rau quả kiểm nghiệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, 17 mẫu thịt heo và 18 mẫu thịt gà để phân tích các chỉ tiêu vi sinh và hóa chất.
Kết quả, 7/35 mẫu thịt heo, gà (chiếm 20%) nhiễm Salmonella; các mẫu rau quả đều đạt yêu cầu theo quy định của Việt Nam.
Với các mẫu bị phát hiện vi phạm an toàn thực phẩm, Sở NNPTNT Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang tổ chức truy xuất nguồn gốc.
Cũng theo báo cáo, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã phối hợp với cơ quan địa phương lấy 68 mẫu nhuyễn thể và 118 mẫu nước để phân tích chỉ tiêu tảo độc, độc tố sinh học, vi sinh vật (E.coli).
Đồng thời lấy 365 mẫu thủy sản nuôi để phân tích các chỉ tiêu vi sinh và dư lượng các chất độc hại và phát hiện 3 mẫu vi phạm ATTP, chiếm 0,8%.
Trong đó, có một mẫu cá tra tại Bến Tre có dư lượng kháng sinh Invermectin, một mẫu tôm thẻ chân trắng tại Tiền Giang có dư lượng kháng sinh cấm Leucomalachite Green, và một mẫu tôm thẻ chân trắng tại Hải Phòng nhiễm kháng sinh cấm Chloramphenicol.
Theo báo cáo, Cục đã thông báo yêu cầu các cơ sở nuôi thực hiện điều tra nguyên nhân, áp dụng các biện pháp khắc phục và lấy mẫu kiểm tra tăng cường theo đúng quy định của Bộ NNPTNT.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình giá mía bấp bênh như hiện nay, việc chuyển đổi một phần diện tích mía nằm ngoài vùng đê bao và vùng trũng sang trồng bưởi Năm Roi và chanh không hạt sẽ là hướng đi mới cho người trồng mía Phụng Hiệp (Hậu Giang). Theo đó, vùng nguyên liệu dự kiến bước đầu sẽ được triển khai thí điểm khoảng 50ha bưởi Năm Roi và chanh không hạt.

Ở xã Trà Giác (Bắc Trà My), nhắc đến Chủ tịch Hội Nông dân xã A Lăng Má, nhân dân địa phương coi anh như “chiếc phao” giúp đồng bào thoát nghèo.

Từ năm 2007 đến nay vợ chồng anh Sáu Phù Sa ở xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn liên tục trồng 10 sào sen ở đầm Mông Lãnh. Từ lúc chuyên canh sen, cuộc sống của gia đình anh không còn khó khăn như trước. Anh Sáu cho biết, những năm qua nhờ nguồn nước không bị nhiễm bẩn, củ giống chất lượng cao nên lứa sen nào cũng bội thu.

Hiện nay, 3.300/3.500ha lúa hè thu chính vụ của huyện Núi Thành đang ở giai đoạn đứng cái, làm đòng, một số trà muộn ở thời kỳ cuối đẻ nhánh.

Đến ngày 3-7, Phú Thọ đã gieo cấy được gần 30.000ha lúa mùa. Gieo trồng cây màu: Ngô 2.548 ha; lạc 795 ha; đỗ tương 300 ha; rau 2.006,1 ha.