Phát hiện heo, gà nhiễm khuẩn Salmonella tại Hà Nội, TP HCM

Ngày 21-10, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT), đã có thông tin về công tác tổ chức triển khai giám sát rau, thịt tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trong tháng 8 và 9-2015, phát hiện một số sai phạm về an toàn thực phẩm (ATTP).
Tại Hà Nội, Sở NNPTNT đã lấy 63 mẫu rau quả kiểm nghiệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, và lấy 30 mẫu thịt heo và 30 mẫu thịt gà để phân tích các chỉ tiêu vi sinh và hóa chất.
Kết quả, 14/63 mẫu rau quả có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép của Việt Nam (chiếm 22,2%), 1/30 mẫu thịt heo có dư lượng kháng sinh Sulfadimidine vượt mức giới hạn cho phép (chiếm 3,3%) và 6/60 mẫu thịt heo, gà (chiếm 10%) nhiễm Salmonella.
Tại TP Hồ Chí Minh, Sở NNPTNT đã lấy 51 mẫu rau quả kiểm nghiệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, 17 mẫu thịt heo và 18 mẫu thịt gà để phân tích các chỉ tiêu vi sinh và hóa chất.
Kết quả, 7/35 mẫu thịt heo, gà (chiếm 20%) nhiễm Salmonella; các mẫu rau quả đều đạt yêu cầu theo quy định của Việt Nam.
Với các mẫu bị phát hiện vi phạm an toàn thực phẩm, Sở NNPTNT Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang tổ chức truy xuất nguồn gốc.
Cũng theo báo cáo, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã phối hợp với cơ quan địa phương lấy 68 mẫu nhuyễn thể và 118 mẫu nước để phân tích chỉ tiêu tảo độc, độc tố sinh học, vi sinh vật (E.coli).
Đồng thời lấy 365 mẫu thủy sản nuôi để phân tích các chỉ tiêu vi sinh và dư lượng các chất độc hại và phát hiện 3 mẫu vi phạm ATTP, chiếm 0,8%.
Trong đó, có một mẫu cá tra tại Bến Tre có dư lượng kháng sinh Invermectin, một mẫu tôm thẻ chân trắng tại Tiền Giang có dư lượng kháng sinh cấm Leucomalachite Green, và một mẫu tôm thẻ chân trắng tại Hải Phòng nhiễm kháng sinh cấm Chloramphenicol.
Theo báo cáo, Cục đã thông báo yêu cầu các cơ sở nuôi thực hiện điều tra nguyên nhân, áp dụng các biện pháp khắc phục và lấy mẫu kiểm tra tăng cường theo đúng quy định của Bộ NNPTNT.
Có thể bạn quan tâm

Với phương châm cùng nông dân (ND) tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, Hội ND quận Liêu Chiểu, TP.Đà Nẵng đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền, doanh nghiệp để tạo điều kiện cho hội viên khai thác hiệu quả, làm giàu từ đất dự án bỏ hoang.

TS Lê Thanh Hiền - trưởng bộ môn bệnh truyền nhiễm và thú y cộng đồng (ĐH Nông lâm TP.HCM) - khẳng định như vậy khi đề cập đến vấn nạn dùng tràn lan chất cấm trong chăn nuôi.

Nhật là thị trường nhập khẩu cua ghẹ lớn thứ ba của Việt Nam, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP).

Thực hiện chủ trương, định hướng của cấp uỷ, chính quyền TP Hoà Bình về tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản ao, hồ và nuôi cá lồng trên hồ Hoà Bình gắn với bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản. Hiện, TP Hoà Bình duy trì ổn định trên 150 ha diện tích nuôi cá ao, hồ và phát triển khoảng 300 lồng có nuôi cá trên sông Đà.

Do ảnh hưởng của tình hình thời tiết và nguồn nước phục vụ sản xuất bị ô nhiễm nặng nên nhiều vùng nuôi thủy sản tại Hải Phòng có hiện tượng tôm, cá chết hàng loạt. Cả người dân và chính quyền địa phương đều lúng túng trong triển khai các biện pháp xử lý.