Phát hiện chất vàng-ô trong thịt gà có thể gây ung thư

Tại cuộc họp báo chiều 6/10, đại diện Cục Chăn nuôi (Bộ NN & PTNT) cho biết, hóa chất có tên gọi là vàng-ô đã khiến thịt gà, cá, trứng gia cầm trông bắt mắt.
Chất này không nằm trong danh mục cho phép sử dụng trong chế biến thực phẩm. Nếu ăn vào sẽ tích tụ lâu dài trong người gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhấn mạnh, vàng-ô là hóa chất được nhập khẩu về từ nước ngoài, có công dụng để nhuộm màu sợi vải hoặc được sử dụng làm nguyên liệu làm ve quét tường trong ngành xây dựng, không được dùng trong thực phẩm.
“Trong quá trình chăn nuôi, người nuôi sử dụng chất vàng-ô trộn vào thức ăn để tạo màu đẹp, đồng thời khi cho gà ăn sẽ giúp chân, da gà có màu vàng bắt mắt”, ông Dương nói.
Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cũng cho hay, tập quán tiêu dùng của người Việt gây phiền hà, thích ăn những loại thực phẩm có màu sắc bắt mắt.
“Chính điều này đã một phần thúc đẩy cho người chăn nuôi sử dụng các chất cấm này để tạo màu sắc cho thịt,” ông Dương lưu ý.
Ông phân tích: “Các loại thịt sử dụng chất này có màu vàng bắt mắt, nhưng không làm tăng chất dinh dưỡng ở thịt.
Minh chứng cho thấy là người châu Âu, họ ăn các loại thịt màu trắng, không như chúng ta mà họ vẫn cao lớn, thông minh. Trong khi đó, người Việt lại thích ăn thịt gà có da màu vàng nên người nuôi sử dụng để dễ bán”.
Theo ông Dương, người tiêu dùng cũng cần phải thay đổi thói quen của mình, nên là người tiêu dùng thông thái, hãy lựa chọn những gì tốt cho sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm

Trong năm 2015, theo dự báo của Hiệp hội Rau quả VN, giá trị xuất khẩu các mặt hàng rau quả VN có thể cán mốc 2 tỉ USD, một con số ấn tượng khi đa số mặt hàng nông sản khác vẫn đang gặp khó.

Thốt nốt không chỉ là biểu tượng tinh thần mà còn là nguồn sống của nhiều người dân vùng Bảy Núi (An Giang). Thời gian qua, thông tin có một số thương lái người Trung Quốc đến thu mua cây thốt nốt, khiến cả một vùng biên bàn tán xôn xao…

Xuất hiện nhiều điểm thu mua cà gai leo để bán ra tỉnh ngoài. Để nâng giá trị kinh tế cho cây trồng này, huyện Minh Long đã đồng ý cho Công ty CP Đầu tư và Phát triển (ĐT&PT) dược liệu Ngọc Linh xây dựng xưởng sơ chế, đóng gói, trồng và bảo tồn cà gai leo.

Ngành nông nghiệp đóng góp khoảng 14% vào tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, nhưng lao động trong lĩnh vực này chiếm đến 47% tổng số lao động của tỉnh. Để vực dậy ngành nông nghiệp, tỉnh đưa ra nhiều cơ chế hỗ trợ hấp dẫn nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư.

Vụ lúa hè thu đã đi qua. Nhưng trên 20 cánh đồng mẫu lớn (CĐML) trồng lúa, với tổng diện tích trên 400ha, ngoài những kết quả thiết thực mang lại thì bản thân nó cũng còn nhiều vấn đề tồn đọng cần tháo gỡ.