Cơ hội cho người trồng cà gai leo

Ông Nguyễn Đức Tuệ - Giám đốc Công ty CP ĐT&PT dược liệu Ngọc Linh, cho hay:
Dự án này được thực hiện trên diện tích 5ha, với vốn đầu tư giai đoạn 1 (2015-2016) trên 4,6 tỷ đồng.
Dự án xây dựng văn phòng, nhà kho, xưởng sơ chế, sân phơi, bể rửa, khu đóng gói, đường bê tông nội bộ, nhà ở công nhân, mua sắm thiết bị và vườn ươm giống.
Giai đoạn 2 triển khai trong năm 2017, xây dựng Nhà máy chiết xuất dược liệu đạt tiêu chuẩn “Thực hành sản xuất tốt, an toàn” (GMP).
Xưởng sơ chế cà gai leo đang được xây dựng tại huyện Minh Long.
Hiện, công ty đang tiến hành trồng cây cà gai leo để bảo tồn nguồn gen.
Tại khu vực rộng trên 40.000m2, công ty dành một khoảng đất rộng xây dựng nhà lưới dùng để ươm giống và bảo tồn nguồn gen cà gai leo theo tiêu chuẩn GACP.
Cà gai leo có nhiều tên gọi khác như cà quánh, cà gai dây, cà lù...
Tên khoa học Solanum hainanense hoặc Solanum procumbens lour, thuộc họ cà (Solanaceae).
Cây mọc hoang nhiều nơi ở nước ta. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu, cây cà gai leo có tác dụng chữa bệnh nhân viêm gan virus B mãn tính.
Theo kinh nghiệm dân gian, cây cà gai leo (cả thân, rễ lá) dùng để chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào gây ung thư; chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi; chữa ngộ độc rượu...
Cà gai leo là cây mọc tự nhiên ở vùng đồi thấp ở nhiều nơi trong tỉnh. Đây là cây chịu hạn và khi trồng không lo sợ bị quá vụ như cây trồng khác, bởi để càng lâu, cây mọc càng dày.
Công ty đã trồng khảo nghiệm ở một số xã thuộc các huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành trong năm 2014 trên nhiều loại đất và đã cho năng suất trung bình 3 tấn cây tươi/sào.
Với giá thu mua hiện nay trên thị trường 12.000đ/kg, sau một năm trồng có thể thu được 36 triệu đồng/sào.
Theo ông Tuệ, đối tác chính của công ty là Tập đoàn Tuệ Linh. Tập đoàn này đã có nhu cầu và đặt hàng bao tiêu mỗi năm ít nhất 2.000 tấn cà gai leo.
Để người dân mạnh dạn trồng, công ty cam kết thu mua theo giá thị trường.
Trong trường hợp giá thị trường xuống thấp thì công ty cam kết thu mua giá không dưới 4.000đ/kg, tương đương với doanh thu 12 triệu đồng/sào/năm.
Thời điểm này, Công ty Tuệ Linh đang tập trung xây dựng vùng nguyên liệu mà trước mắt nhanh chóng hoàn thành vườn ươm để cung cấp cây giống cho dân trồng.
Ông Nguyễn Văn Thuần – Bí thư Huyện ủy Minh Long, cho biết: Huyện đã tìm hiểu kỹ cây trồng này, nên đồng ý cho xây dựng xưởng sơ chế.
Đây là cây trồng có khả năng phục hồi môi trường, không gây xóa mòn như cây keo. Khi công ty đi vào hoạt động, huyện sẽ chuyển hướng quỹ đất sản xuất lúa 1 vụ sang trồng cây cà gai leo.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 26/11/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phôi hợp Ủy Ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị “Phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững các tỉnh phía Nam”. Thứ Trưởng Bộ NN&PTNT - Vũ Văn Tám, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dương đồng chủ trì Hội nghị.

Ngày 19-12-2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bến Tre tổ chức Hội thảo lần II để đánh giá đúng thực trạng và định hướng phát triển nghề nuôi tôm nước lợ trên địa bàn trong thời gian tới. Ông Lê Phong Hải - Giám đốc Sở NN&PTNT chủ trì.

Cùng với 121 hồ chứa thủy lợi và thủy điện, Quảng Ngãi còn có hệ thống sông suối dày đặc, rộng khắp nhưng hiệu suất sử dụng số diện tích mặt nước trên để nuôi trồng thủy sản nước ngọt hiện còn quá thấp…

Thực tế cho thấy, trong đợt rét đậm, rét hại của những năm trước, một số hộ nuôi cá trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có kinh nghiệm chống rét hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng có những hộ do chủ quan đã bị thiệt hại không nhỏ. Vì vậy, chống rét cho thuỷ sản cần được cơ quan chuyên môn và người dân quan tâm.

Sở KH-CN Quảng Nam vừa phối hợp với Viện Khoa học & công nghệ khai thác thủy sản (Đại học Nha Trang) tổ chức hội thảo “Cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm lựa chọn địa điểm xây dựng chà - rạn nhân tạo tại vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Nam”. Dự kiến sẽ triển khai mô hình tại đông bắc đảo Hòn Dứa (vùng biển Bàn Than, Núi Thành) nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi ven bờ.