Phát hiện chất cấm mới trong chăn nuôi là chất nhuộm công nghiệp

Tại cuộc họp báo chiều 6.10, trả lời câu hỏi của Dân Việt, ông Phạm Tiến Dũng -Trưởng Phòng Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Bộ NN&PTNT) cho biết,
Ttrong quá trình kiểm tra chất cấm tăng trọng lợn, các cơ quan chức năng lại phát hiện thêm một chất cấm mới là vàng ô (VAT Yellow) dùng trong công nghiệp dệt, nhuộm, giấy, xây dựng, không được dùng trong thực phẩm và có khả năng gây ung thư ở người.
Để kiểm soát chất cấm, các cơ quan chức năng đã nghiên cứu thành công que thử nhanh
Ông Dũng cho biết, vừa qua, việc các báo đưa thông tin về chất cấm là rất cần thiết, từ đó cảnh báo về chất cấm tới người dân, tạo thành dư luận xã hội tẩy chay tình trạng sử dụng chất cấm.
Cũng qua các thông tin đại chúng, vấn đề chất cấm đã được làm “nóng” dư luận nên các cơ quan chức năng đã nh
ận được nhiều đơn tố giác của người dân và những doanh nghiệp làm ăn chân chính.
“Qua các đơn tố giác, chúng tôi đã tổ chức thanh kiểm tra và khi lấy mẫu lại phát hiện thêm một chất cấm khác là vàng ô (VAT Yellow).
Chất này khi các nhà khoa học thử nghiệm cho kết quả gây ung thư trên động vật và có nguy cơ gây ung thư ở người”, ông Dũng cho biết.
Cũng theo ông Dũng, hiện Thanh tra Bộ NNPTNT đã vào cuộc để cùng phối hợp với các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu có đơn tố giác về chất cấm để cùng tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất cấm trong thời gian tới.
Liên quan tới chất cấm mới, ông Nguyễn Xuân Dương – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi giải thích, qua xác minh cho thấy, chất VAT Yellow thực chất là chất nhuộm trong công nghiệp, xây dựng, không có trong danh mục làm thực phẩm. Thực tế, chất này không có tác dụng tăng trọng mà chỉ có khả năng tạo màu.
Khi sản xuất thức ăn chăn nuôi, một số doanh nghiệp không mua các chất tạo màu sử dụng trong thực phẩm mà lấy chất vàng ô của công nghiệp, xây dựng để trộn làm vàng sản phẩm thức ăn, từ đó tạo màu vàng cho gà trong thời gian vỗ béo gà.
Chất vàng ô chủ yếu dùng trộn vào thức ăn chăn nuôi gà và ít sử dụng trong chăn nuôi lợn.
"Chất vàng ô (VAT Yellow) được sử dụng phổ biến trong công nghiệp dệt, nhuộm, giấy, xây dựng, và không được dùng trong thực phẩm, có khả năng gây ung thư ở người đã được các cơ quan chức năng phát hiện đưa vào tạo mầu cho thức ăn chăn nuôi gà. Hiện các cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNT đang tiếp tục điều tra, làm rõ", ông Nguyễn Xuân Dương nói.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù ngành chức năng đã khuyến cáo các hộ nuôi tôm không thả nuôi tôm trái vụ để cải tạo ao đầm, nhưng người dân ở nhiều địa phương vẫn tiếp tục thả nuôi vụ mới, bất chấp rủi ro dịch bệnh do điều kiện thời tiết không thuận lợi.

Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa cho biết, kết quả phân tích 8 mẫu tôm hùm bị bệnh lạ tại thôn Bình Ba (xã Cam Bình, TP. Cam Ranh) cho thấy, 8 mẫu đều phát hiện có trùng lông ký sinh; 7/8 mẫu nhiễm mấm Fusarium (tác nhân gây bệnh đen mang), 5/8 mẫu nhiễm vi khuẩn Vibrio (tác nhân gây hoại tử gan tụy), không phát hiện thấy vi khuẩn ký sinh nội bào Rickettsia-like (tác nhân gây bệnh sữa).

Dak Lak được đánh giá là tỉnh nuôi trồng thủy sản phát triển nhất trong khu vực Tây Nguyên, với diện tích 9 nghìn ha. Năm 2012, sản lượng thủy sản Dak Lak đạt 14.450 tấn, lượng cá bột sản xuất 970 triệu con, nhưng số con giống sản xuất tại chỗ chỉ đạt 46 triệu con, mới đáp ứng được 59% nhu cầu con giống trong tỉnh.

Từ đầu tháng 2-2013 đến nay, các sân nghêu khu vực biển Tân Thành huyện Gò Công Đông, Tiền Giang chết hàng loạt với diện tích nghêu chết cao kỷ lục hơn 1.300 ha, ước thiệt hại gần 300 tỉ đồng. Dù chưa, xác định được chính xác tác nhân chính gây chết nghêu nhưng cả người dân và cơ quan chức năng bước đầu đều nhận định có thể do ô nhiễm môi trường vùng nuôi.

Hàng chục hộ dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình tham gia mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm vừa hoàn tất vụ thu hoạch. Kết quả mang lại khả quan với 1 ha trong mô hình, thời gian nuôi 6 tháng, các hộ thu được hơn 1.800 kg tôm càng xanh thương phẩm, trị giá gần 400 triệu đồng.