Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dịch Lợn Tai Xanh Diễn Biến Phức Tạp

Dịch Lợn Tai Xanh Diễn Biến Phức Tạp
Ngày đăng: 31/05/2012

Tại cuộc họp chiều 29/5, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm cho biết dịch lợn tai xanh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp ở khu vực đồng bằng sông Hồng với 5 địa phương ghi nhận có dịch là Điện Biên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lai Châu, Hòa Bình.

Trong đó, tại tỉnh Bắc Ninh dịch tiếp tục diễn biến phức tạp chưa có dấu hiệu dừng lại; tính đến nay, Quảng Ninh là địa phương thiệt hại nhiều nhất với số lợn mắc bệnh tai xanh hơn 5.000 con.

Trước tình hình dịch lây lan, Cục Thú y đã cung ứng khoảng 180.000 liều vaccine tai xanh cho các địa phương tiêm phòng bao vây ổ dịch. Đồng thời, Bộ NN&PTNT yêu cầu các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng tăng cường công tác giám sát chặt địa bàn, nhất là đặc biệt là những khu vực giáp ranh vùng dịch, chú trọng tăng cường kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển lợn ra, vào địa bàn.

Viện Thú y Trung ương đã lấy mẫu lợn mắc tai xanh để xác định vi khuẩn kế phát giúp địa phương có dịch tai xanh tái phát tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn lợn; tổ chức tiêm phòng bổ sung tại những khu vực có nguy cơ cao.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần nhận định: “Tình hình dịch bệnh có chiều hướng lây lan nhất là dịch lợn tai xanh. Đáng lo ngại vì Bắc Ninh là tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng mật độ chăn nuôi rất lớn và rất dễ lây lan ra các địa phương khác. Huyện Gia Bình (nơi xuất hiện dịch tai xanh ở Bắc Ninh) tiếp giáp với Hải Dương, và huyện Đông Triều của tỉnh Quảng Ninh lại đang bị dịch rất nặng nếu chúng ta dập dịch không tốt thì chắc chắn dịch sẽ bùng phát và thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi”.

Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần yêu cầu Cục Thú y tiếp tục cử cán bộ đi trực tiếp chỉ đạo việc giám sát và phòng chống dịch ở địa phương, đồng thời yêu cầu các địa phương có dịch phải rà soát lại toàn bộ các trại lợn giống trên địa bàn nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn dịch.

So với giá lợn hơi hiện nay thì giá đền bù đối với lợn mắc dịch tai xanh còn cao hơn nhưng qua thực tế của một số địa phương thì vẫn còn tình trạng bán chạy. Đây là vấn đề phải quan tâm và giải quyết để có thể xử lý triệt để không để dịch bệnh xuất hiện là có cơ hội bùng phát và lây lan.

Có thể bạn quan tâm

Kết Quả Khảo Nghiệm Nuôi Thương Phẩm Cá Chạch Trong Ruộng Trũng Kết Quả Khảo Nghiệm Nuôi Thương Phẩm Cá Chạch Trong Ruộng Trũng

Trước khi thả giống tiến hành tháo nước cải tạo ruộng, dùng vôi bột rắc khắp đáy ruộng để diệt ký sinh trùng và mầm bệnh. Lấy nước vào ruộng qua lưới lọc và dùng phân gây màu, khi nước có màu xanh nõn chuối mới tiến hành thả going.

28/02/2014
Các Nhóm Tác Nhân Gây Bệnh Trong Sản Xuất Giống Thủy Sản Các Nhóm Tác Nhân Gây Bệnh Trong Sản Xuất Giống Thủy Sản

Trong nuôi trồng thủy sản nói chung và sản xuất giống thủy sản nói riêng, điều kiện xuất hiện bệnh có khi xuất hiện riêng lẻ hoặc đồng thời 3 yếu tố.

28/02/2014
Mô Hình Nuôi Thương Phẩm Cá Linh Ống (Cirrhinus Jiulleni) Mô Hình Nuôi Thương Phẩm Cá Linh Ống (Cirrhinus Jiulleni)

Từ tháng cuối tháng 9/2010 đến tháng 3/2011, Trung tâm đã xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm tại hộ ông Nguyễn Văn Quốc ngụ tại ấp Bình Hưng 2, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

28/02/2014
Cần Tăng Sức Đề Kháng Cho Tôm, Nghêu Khi Thời Tiết Thay Đổi Bất Thường Để Tránh Thiệt Hại Cần Tăng Sức Đề Kháng Cho Tôm, Nghêu Khi Thời Tiết Thay Đổi Bất Thường Để Tránh Thiệt Hại

Hiện nay, nhiều địa phương trong khu vực ĐBSCL như: Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang… liên tục xảy ra tình trạng tôm, nghêu chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi, có nơi thiệt hại lên tới 80-100%.

28/02/2014
Thiếu Nguồn Tôm Giống Thẻ Chân Trắng Chất Lượng Ở Cà Mau Thiếu Nguồn Tôm Giống Thẻ Chân Trắng Chất Lượng Ở Cà Mau

Với lợi thế thời gian nuôi ngắn và sản lượng cao, cùng với giá cả liên tục tăng cao, tôm thẻ chân trắng đã được nông dân chọn làm đối tượng nuôi công nghiệp. Trong khi đó, tỉnh Cà Mau chưa sản xuất được con giống thẻ chân trắng.

28/02/2014