Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Nuôi Cá Tra, Điêu Hồng Bị Lỗ Nặng Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Nông Dân Nuôi Cá Tra, Điêu Hồng Bị Lỗ Nặng Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Ngày đăng: 01/05/2012

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện giá cá tra nguyên liệu được các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thu mua với mức giá dưới 20.000 đồng/kg, giảm từ 7.000 - 7.500 đồng so với tháng 1/2012. Đây là mức giá cá tra thấp nhất ở khu vực ĐBSCL kể từ năm 2011 đến nay.

Với giá bán như hiện nay, nông dân bị lỗ từ 3 - 5 ngàn đồng/kg, tương đương mỗi hecta nông dân nuôi cá lỗ từ 900 triệu đến 1,5 tỉ đồng (năng suất bình quân 300 tấn/hecta).

Nguyên nhân là do các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến cá tra đang gặp khó khăn về nguồn vốn nên hạn chế thu mua, trong khi đó các hợp đồng xuất khẩu sang các nước như EU, Mỹ… đang gặp khó khăn.

Cùng với cá tra, nông dân nuôi cá điêu hồng khu vực ĐBSCL cũng đang gặp khó khăn vì có thông tin cá điêu hồng nhiễm chất cấm Trifluralin và giá bán loại cá này đang sụt giảm mạnh. Chưa kể tình hình tiêu thụ loại cá này hết sức chậm trong khi nhiều bè nuôi cá điêu hồng đang bước vào thời điểm thu hoạch.

Theo bà con nuôi cá điêu hồng trong bè trên sông Tiền (ở TP Mỹ Tho, Tiền Giang và Cồn Phụng, Châu Thành, Bến Tre), hiện giá cá điêu hồng chỉ còn 24.000 - 25.000 đồng/kg, giảm 10.000 - 12.000 đồng/kg so với mức giá trước khi có thông tin có chất cấm xuất hiện.

Ông Huỳnh Hữu Tài, xã Thới Sơn, Mỹ Tho (Tiền Giang) cho biết, hiện nay giá thành nuôi cá bình quân đã là 27.500 đồng/kg, thậm chí có người nuôi tốn chi phí đến gần 30.000 đồng/kg cá nên với giá cá hiện nay, người nuôi lỗ ít nhất 3.500 đồng/kg.

Với năng suất mỗi bè cá điêu hồng thể tích 100 m3 khoảng 5 tấn thì mỗi bè người nuôi đã lỗ gần 20 triệu đồng. Tuy vậy, thông thường mỗi chủ bè có ít nhất 3-4 bè cá, có người vài chục bè nên số tiền thua lỗ của mỗi chủ bè lên tới hàng trăm triệu đồng.

“Hiện nay, tôi có 10 bè tới thời điểm thu hoạch với hơn 60 tấn cá điêu hồng sẵn sàng xuất bán với giá trị gần 1,5 tỉ đồng nhưng kêu thương lái thì họ không thèm tới coi cá. Vì thế, phải tốn thức ăn duy trì đàn cá hàng ngày khoảng 10 triệu đồng, còn nếu bán được thì lỗ hơn 200 triệu đồng”, ông Tài cho biết thêm.

Không chỉ người nuôi cá gặp khó khăn, ngay cả tiểu thương kinh doanh cá điêu hồng tại các chợ ở Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang…. cũng đứng ngồi không yên vì giá cá giảm, người tiêu dùng quay lưng với loại thực phẩm này.

Có thể bạn quan tâm

Trên 30 ha ngô mất mùa, người dân lo lắng Trên 30 ha ngô mất mùa, người dân lo lắng

Năm 2015, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) có công văn gửi UBND tỉnh Lào Cai về việc cấp không 80 tấn ngô giống (gồm 3 giống ngô nếp, 1 giống ngô tẻ) và 15 tấn hạt giống rau các loại từ nguồn giống dự trữ quốc gia để trồng trong vụ mùa.

01/11/2015
Hoang mang vì bệnh lạ trên cây nghệ vàng Chí Tân Hoang mang vì bệnh lạ trên cây nghệ vàng Chí Tân

Cây nghệ vàng vốn là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc là loại cây trồng truyền thống mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân xã Chí Tân (Khoái Châu - Hưng Yên). Tuy nhiên gần đây, hàng trăm mẫu nghệ trong xã bỗng nhiên bị bệnh “lạ” tấn công khiến người dân vô cùng lo lắng.

01/11/2015
Cà phê mất mùa, mất giá Cà phê mất mùa, mất giá

Nông dân Khánh Sơn (Khánh Hòa) đang vào vụ thu hoạch rộ cà phê. Thế nhưng, do năng suất thấp, giá bán giảm nên người trồng cà phê kém vui.

01/11/2015
Đắng ngắt quýt đường Đắng ngắt quýt đường

Quýt đường là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, được nhiều nông dân trong tỉnh chọn trồng. Trong đó, xã Tân Thành, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước được xem là “thủ phủ”.

01/11/2015
Hiệu quả kinh tế từ trồng cây đu đủ ở Hưng Yên Hiệu quả kinh tế từ trồng cây đu đủ ở Hưng Yên

Là loại cây dễ trồng và cho hiệu quả kinh tế cao, vài năm trở lại đây, nhiều nông dân Hưng Yên đã đưa cây đu đủ về trồng chuyên canh hoặc xen canh với các loại cây ăn quả lâu năm, cây rau màu cho thu nhập cao...

01/11/2015