Phát hiện 7 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa chất cấm

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát vừa có thư khen gửi các lực chức năng gồm Cục Cảnh sát phóng chống tội phạm về môi trường (C49 Bộ Công an), Phòng cảnh sát điều tra tội phạm Kinh tế và chức vụ (PC 46 Công an TPHCM) và Chi cục Quản lý thị trường TPHCM.
Do trong đợt cao điểm phát động chất cấm trong chăn nuôi (từ cuối tháng 10 đến nay), các lực lượng này đã phát hiện 7 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa chất cấm.
Bao gồm: Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Trường Phú (Hải Dương), Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi và thủy sản Thăng Long (Khu công nghiệp Phố Nối, Hưng Yên), Công ty TNHH Thiên Tôn (Hải Dương), Công ty Vimark (Bắc Giang), Công ty Đại An Tín (Hải Dương), gần nhất là ngày 25-11 phát hiện tại Công ty TNHH Tino và Công ty Menon (quận Bình Tân, TPHCM).
Theo thư khen của Bộ trưởng, qua kiểm tra thức ăn chăn nuôi của các công ty kể trên, các chất cấm thường thấy là chất tạo nạc và vàng O (chất tạo màu cho thịt gà và heo, có thể gây ung thư và di truyền qua các thế hệ).
Bộ trưởng Phát cũng cho biết hàng trăm tấn thức ăn chăn nuôi quá hạn sử dụng, chứa chất cấm đã bị ngăn chặn không kịp đưa ra thị trường.
Tuy nhiên ông Phát cũng đề nghị các lực lượng chức năng tiếp tục rà soát, phát hiện chất cấm trong thức ăn chăn nuôi và thực phẩm, xử lý nghiêm các trường hợp bị phát hiện.
Đợt cao điểm phát hiện chất cấm trong chăn nuôi còn kéo dài đến sau tết nguyên đán 2016.
Có thể bạn quan tâm

Là người đầu tiên của H.Đăk Tô (Kon Tum) xây dựng mô hình cà phê ghép, sau 10 năm phát triển, ông Cao Văn Luận có thu nhập hơn 300 triệu đồng mỗi năm.

Con cá chép thường sau nửa năm cho ăn đậu tằm nhập từ Trung Quốc biến thành loại cá giòn với thịt ngon, nhưng có người đồn là nhờ ăn hóa chất mà cá biến thành

Chưa từng học qua một trường lớp liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp nhưng với niềm đam mê, cô gái trẻ ở Quảng Nam đã quyết định thực hiện mơ ước của mình

Vượt qua nhiều khó khăn, dám nghĩ dám làm, sau 5 năm mô hình trồng nấm đông trùng hạ thảo của vợ chồng ông Nguyễn Hữu Nhẹ và bà Nguyễn Thị Loan, tổ dân phố 24

Mô hình nuôi ốc Nhồi (hay còn gọi là ốc bươu đen, ốc bươu ta) không còn là chủ đề mới trong hướng đi của nhiều hộ dân trong những năm gần đây.