Phát hiện 4 cơ sở vi phạm trong sản xuất kinh doanh giống mắc ca

Qua kiểm tra thực tế mới đây tại 4 cơ sở trên địa bàn các huyện Chư Pah, Đak Đoa và thành phố Pleiku đã phát hiện một số vi phạm.
Tại Công ty TNHH Giống cây trồng VinaMacca Đức Anh Gia Lai có giấy đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh ươm giống cây lâm nghiệp; có các hợp đồng kinh tế số 02/ HĐKT giữa Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Đức Anh Đak Lak và Công ty TNHH Giống cây trồng VinaMacca Đức Anh Gia Lai với số lượng cây giống mắc ca ghép mua bán là 5.000 cây với các dòng 246, OC, 816 và 849. Hợp đồng số 06/ HĐKT giữa Công ty Đức Anh Đak Lak và Công ty Đức Anh Gia Lai với số lượng chồi ghép mắc ca là 20.000 chồi với các dòng 246, OC, 816, 849.
Đoàn kiểm tra đã phát hiện số giống mắc ca trên không có hồ sơ, chứng từ chứng minh nguồn gốc giống (chồi ghép), nguồn gốc lô giống (cây thực sinh) và nguồn gốc lô cây con (cây ghép cũ). Kiểm tra thực tế tại vườn ươm số lượng mắc ca ghép cũ từ năm 2014 và 32.640 cây ghép mới trong năm 2015.
Tại các vườn ươm cây giống của các ông Trần Quốc Tính (TP. Pleiku), cơ sở Thiều Xuân Ảnh (huyện Đak Đoa) và cơ sở kinh doanh cây giống Ngô Gia Trang (huyện Chư Pah). Đoàn kiểm tra đã phát hiện các lỗi vi phạm như sản xuất kinh doanh giống cây mắc ca không có đăng ký kinh doanh giống ngoài danh mục; không có chứng nhận nguồn gốc lô giống; kinh doanh giống cây mắc ca thực sinh và không có nhật ký vườn ươm…
Đoàn kiểm tra đã xử lý 4 cơ sở trong đó nhắc nhở 3 cơ sở, hướng dẫn yêu cầu các cơ sở cam kết không được kinh doanh giống măcca ngoài danh mục, giống không có nguồn gốc chất lượng. Xử phạt hành chính Công ty TNHH Giống cây trồng VinaMacca Đức Anh Gia Lai với số tiền 15 triệu đồng và đình chỉ kinh doanh vì vi phạm sản xuất kinh doanh giống cây mắc ca vô tính (chiết ghép) và không có giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống…
Đặc biệt, Sở Nông nghiệp và PTNT đã kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo đề nghị các phương tiện truyền thông thông tin rộng rãi cho nông dân biết các cơ sở trên sản xuất, kinh doanh giống mắc ca không đảm bảo chất lượng…
Có thể bạn quan tâm

Tại nhiều chợ trên địa bàn Thủ đô, vải đầu mùa (hay còn gọi là vải tu hú) đã bắt đầu được bày bán dù còn thưa thớt. Tuy nhiên, giá vải thì cũng đủ mức, trong đó cao nhất là có người bán hàng "hét" giá tới 90.000 đồng/kg.

“Ngày thấp nhất, gia đình tôi thu không dưới 1 triệu đồng từ hơn 600 gốc chanh”-ông Nguyễn Văn Lăng, ở thôn Ia Só, xã Hbông, huyện Chư Sê chia sẻ như vậy về mô hình kinh tế có một không hai trên địa bàn tỉnh tính đến nay.

Đây là nội dung chính được đưa ra tại hội thảo “Thực phẩm công nghiệp và sự cần thiết của công nghệ chế biến cho ngành thủy sản Việt Nam” do VCCI Chi nhánh Cần Thơ phối hợp với Công ty Công ty Nienstedt (Cộng hòa LB Đức) tổ chức.

Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 70 tấn hóa chất Chlorine 65% min thuộc hàng dự trữ quốc gia cho 2 tỉnh: Bến Tre, Thừa Thiên Huế để phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

Mới đây, Trạm Khuyến nông huyện Gia Lâm đã tổ chức lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản cho gần 80 hộ nông dân xã Văn Đức.