Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng nhãn xuồng cơm vàng kháng bệnh tốt, dễ đậu trái

Trồng nhãn xuồng cơm vàng kháng bệnh tốt, dễ đậu trái
Ngày đăng: 07/08/2015

Từ khi cây nhãn tiêu Huế bị bệnh “chổi rồng”, ông Trương Văn Nghiệp ở ấp Tân Thái, xã Tân Phong (huyện Cai Lậy, Tiền Giang) đã cùng với nhiều nông dân trong xã chuyển sang trồng nhãn xuồng cơm vàng. Nhờ sự nhanh nhạy này, mỗi năm trên 1 ha nhãn xuồng cơm vàng cho ông thu lãi gần 200 triệu đồng.

Ông Nghiệp cho biết, nhãn xuồng cơm vàng thích nghi với nhiều loại đất, tuổi thọ trên 30 năm. Bình quân mỗi công đất trồng khoảng 20 cây, khoảng cách mỗi cây từ 5 - 6m, có ưu điểm kháng được các bệnh và dễ đậu trái.

Đến thăm vườn nhãn của ông Nghiệp vào những ngày này, cả khu vườn cây đang sai trái trông rất bắt mắt. Ông Nghiệp bộc bạch: “Du khách đến đây chỉ cần ăn 1 trái trên 1 cây thôi là cũng ăn không xuể. Nhãn xuồng cơm vàng có ưu điểm trái to (từ 20 - 30 trái/kg), vỏ mỏng, cơm dày, thịt giòn, vị ngọt thanh. Bình quân mỗi công cho thu hoạch khoảng 1,5 tấn trái, bán được giá từ 20 - 30 ngàn đồng/kg, thường được các thương lái đến mua tận vườn.

Ông Nghiệp còn tham gia nhiều phong trào, cuộc vận động do xã phát động. Ông thường xuyên cùng với chính quyền xã, ấp vận động bà con trong và ngoài xã đóng góp hàng trăm ngày công, hàng trăm triệu đồng làm công tác từ thiện, xã hội, xây dựng đường giao thông nông thôn. Riêng ông mỗi năm đều trích hàng chục triệu đồng từ tiền bán trái cây của gia đình để đóng góp xây dựng, sửa chữa cầu đường, nhà ở; giúp đỡ, tặng quà cho những trường hợp nghèo khó.

Từ những việc làm hiệu quả, thiết thực, ông Nghiệp đã nhận được nhiều Bằng khen, Giấy khen, Giấy chứng nhận, Bằng chứng nhận của các cấp. Nhiều năm liền ông đạt danh hiệu nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.

Đặc biệt, vào tháng 6.2015 ông được bình chọn là nông dân tiêu biểu tham dự và phát biểu tham luận tại Hội nghị tổng kết phong trào xây dựng giao thông nông thôn huyện Cai Lậy (giai đoạn 2010 - 2014) và được tham dự Hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2011 - 2015 của huyện.


Có thể bạn quan tâm

“Nữ Tướng” Trồng Rau Thủy Canh “Nữ Tướng” Trồng Rau Thủy Canh

Tuy là phận nữ nhi, nhưng chị Đoàn Thị Hoa (36 tuổi) ở khu phố 4, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh, không kém cánh mày râu, đã năng động, mày mò xây dựng mô hình trồng rau thủy canh, để hàng tháng thu lãi từ rau cải khoảng 15 triệu đồng.

14/08/2013
Nông Dân Điêu Đứng Vì Bảo Hiểm Tôm Nuôi Nông Dân Điêu Đứng Vì Bảo Hiểm Tôm Nuôi

Tôm chết kéo dài, không còn vốn tái sản xuất, kinh tế gia đình gặp khó khăn, nhưng người nuôi tôm công nghiệp (NTCN) vẫn phải mỏi mòn chờ số tiền được chi trả theo hợp đồng bảo hiểm. Nó giống như một món nợ xấu mà trước nay nông dân mới lần đầu gặp phải.

14/08/2013
Ðể Người Nuôi Tôm Không Phải Ðể Người Nuôi Tôm Không Phải "Treo Ao"

Chỉ còn hơn một tháng nữa, vụ nuôi tôm thứ hai của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) sẽ bước vào thu hoạch. Tuy vậy, suốt gần một tuần qua, mưa lớn kéo dài đang khiến cho người nuôi tôm lẫn doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) như ngồi trên đống lửa, bởi mưa lớn bất thường kèm bão sẽ làm thay đổi nguồn nước nuôi tôm, khả năng thất bát là rất lớn.

15/08/2013
Đề Phòng Dịch Cúm Trên Các Đàn Chim Đề Phòng Dịch Cúm Trên Các Đàn Chim

Hiện nay dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đang tạm thời được kiểm soát, tuy nhiên nguy cơ dịch cúm gia cầm trên đàn chim là rất cao.

15/08/2013
Nuôi Chim Yến Phải Phù Hợp Quy Hoạch Nuôi Chim Yến Phải Phù Hợp Quy Hoạch

Cũng theo ông Quang, các tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở để nuôi chim yến kể từ thời điểm thông tư này có hiệu lực phải phù hợp với quy hoạch hoặc được sự đồng ý bằng văn bản của UBND cấp huyện. Thông tư quy định rõ từ 21 giờ đến 6 giờ, các cơ sở nuôi yến không được sử dụng âm thanh để dẫn dụ yến. Ngoài ra, các cơ sở nuôi yến phải đảm bảo điều kiện về vệ sinh thú y và phòng chống dịch.

15/08/2013