Phát Hiện 2 Mẫu Phân Bón Giả Ở Kiên Giang

Cty TNHH Siêu Phân Bón và Cty TNHH MTV Công nghệ sinh học ứng dụng nông nghiệp Hồng Phát trực tiếp đưa sản phẩm giả ra thị trường, gây thiệt hại cho nhà nông.
Ông Mai Anh Nhịn, GĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang vừa có văn bản gửi Cục Trồng trọt, Thanh tra Bộ NN-PTNT, Sở NN-PTNT Cần Thơ và Hậu Giang đề nghị có biện pháp quản lý, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn vụ việc.
Trước đó, Đoàn Thanh tra Sở NN-PTNT Kiên Giang lấy mẫu tại của hàng Ngọc Điệp, ấp Chín Ghì, xã Ngọc Hòa, Giồng Riềng, Kiên Giang sản phẩm “Phân vi sinh xử lý giống 3 Siêu” do Cty TNHH Siêu Phân Bón (địa chỉ: D 62, đường 56, khu đô thị Phú An, P.Phú Thứ, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ) sản xuất để kiểm tra chất lượng. Tại cửa hàng Tính Ngân, ấp Ngọc An, xã Ngọc Chúc, Giồng Riềng, Kiên Giang, Đoàn Thanh tra lấy mẫu “Phân bón lá Humate – HP” do Cty TNHH MTV Công nghệ sinh học ứng dụng nông nghiệp Hồng Phát (địa chỉ: số 9, xã Vị Thắng, Vị Thủy, Hậu Giang) sản xuất, để kiểm tra chất lượng.
Kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón vùng Nam Bộ cho thấy, mẫu “Phân vi sinh xử lý giống 3 Siêu” có hàm lượng Azospirilum – SP; Bacillus thấp hơn nhiều so với công bố (theo quy định hàm lượng 70% trở xuống là hàng giả, không có giá trị sử dụng, công dụng). Tương tự, mẫu “Phân bón lá Humate – HP” có hàm lượng Axit Humic là 5,28%, tỷ trọng 0,97 g/ml, trong khi hàm lượng công bố Axit Humic là 15%, tỷ trọng 1,1-1,2 g/ml.
Sau khi có kết quả kiểm nghiệm, Đoàn Thanh tra Sở NN-PTNT Kiên Giang đã mời đại diện hai Cty nói trên đến làm việc và cả hai đã thừa nhận hành vi vi phạm về kinh doanh sản phẩm phân bón giả, không có giá trị sử dụng, công dung.
Có thể bạn quan tâm

Ông Huỳnh Hồng Tiền, ngụ ấp Đông Bình Trạch, xã Vĩnh Thành (Châu Thành - An Giang) cho biết, ông trồng 1 héc-ta dưa leo đang cho thu hoạch, bán từ 7.000 – 9.000 đồng/kg (tùy loại), tăng gấp 3-4 lần so thời điểm Tết Nguyên đán. Với giá bán này, trừ các khoản chi phí, ông còn lãi trên 7 triệu đồng/công.

Thuế chống bán phá giá cá tra đối với các doanh nghiệp Việt Nam tăng lên 2,11 USD mỗi kg, thay vì mức 0,42 USD mỗi kg như đã công bố hồi tháng 3.

Chi nhánh Điện lực huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) vừa thông báo sẽ ngưng cấp điện nuôi tôm công nghiệp qua bình hạ thế công cộng từ ngày 15-6. Đây chủ yếu là những hộ nuôi tôm công nghiệp tự phát, không có bình hạ thế riêng mà đấu nối qua bình hạ thế công cộng.

Do lợi nhuận trước mắt, nhiều nhà vườn đã bán “khoán” vườn xoài cho người khác chăm sóc và thu hoạch. Tuy nhiên, xét về lâu dài, hình thức này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển của cây và giá trị kinh tế của vườn.

Đến thời điểm này, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình) là trên 500 ha. Người nuôi tôm đang khẩn trương xử lý môi trường, cải tạo ao đầm… để khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, người nuôi tôm đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và rất cần sự hỗ trợ đồng bộ từ nhiều phía.