Phát Động Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản

Sáng 27-3, Sở NN-PTNT tổ chức lễ phát động tái tạo nguồn lợi thủy sản nhân kỷ niệm 54 năm thành lập ngành thủy sản (1/4/1959 - 1/4/2013).
Trải qua 54 năm xây dựng và trưởng thành, ngành thủy sản tỉnh Hà Tĩnh trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Mặc dù khó khăn về ngư trường, phương tiện đánh bắt nhưng sản lượng khai thác hải sản tăng trưởng 4% - 5% năm. Nuôi trồng thủy sản trở thành nghề sản xuất có giá trị kinh tế cao, phát triển mạnh. Nhiều mô hình nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm công nghệ cao trên cát, đạt doanh thu 5 - 7 tỷ đồng/1 ha. Năm 2012, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản cả tỉnh đạt 15.800 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 14 triệu USD, chiếm tỷ trọng cao trong tổng số giá trị hàng xuất khẩu của tỉnh.
Sau lễ phát động, ngành tổ chức lễ thả 6 tạ cá giống truyền thống các loại nhằm bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản và đây còn là dịp tuyên truyền đến các tầng lớp người dân về ý thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên. Dưới đây là những hình ảnh phát động thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Với sự cần cù, chịu khó và quyết tâm vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương, vợ chồng anh Nguyễn Tư (52 tuổi) và chị Trần Thị Hoa (50 tuổi) ở thôn Lễ Môn, xã Gio Phong, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã có thu nhập khá cao từ mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm.

Nhiều người gọi hai ông Lê Xuân Bá (sinh năm 1957) và Nguyễn Văn Dậu (sinh năm 1956, cùng trú thôn Tăng Long 2, xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) là những lão gàn vì đã liều mình “ném” hàng trăm triệu đồng để trồng dừa xiêm lùn da xanh trên vùng cát ven biển...

Được học nghề, có nguồn tiêu thụ lâu dài, nhiều phụ nữ vùng Tây Bắc đã làm giàu nhờ trồng rau an toàn trái mùa.

Từ nghèo khó, bà Lê Thị Kim Liên (thôn 17, xã Nhân Cơ, huyện Đăk R’Lấp, Đăk Nông) đã có cơ ngơi bạc tỷ. Bí quyết của nông dân U60 này chính là mô hình đa canh, đa con để sẵn sàng “đối mặt” với bấp bênh của thị trường nông sản.

Chỉ với 8.000 m2 đất trồng bưởi xa xanh (BDX) VietGAP, ông Đào Văn Minh, ngụ xã Quới Sơn (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) thu về hơn 1 tỷ đồng mỗi năm. Mô hình của ông được nhiều đoàn khách trong và ngoài nước tham quan học hỏi kinh nghiệm sản xuất.