Phát Động Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản

Sáng 27-3, Sở NN-PTNT tổ chức lễ phát động tái tạo nguồn lợi thủy sản nhân kỷ niệm 54 năm thành lập ngành thủy sản (1/4/1959 - 1/4/2013).
Trải qua 54 năm xây dựng và trưởng thành, ngành thủy sản tỉnh Hà Tĩnh trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Mặc dù khó khăn về ngư trường, phương tiện đánh bắt nhưng sản lượng khai thác hải sản tăng trưởng 4% - 5% năm. Nuôi trồng thủy sản trở thành nghề sản xuất có giá trị kinh tế cao, phát triển mạnh. Nhiều mô hình nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm công nghệ cao trên cát, đạt doanh thu 5 - 7 tỷ đồng/1 ha. Năm 2012, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản cả tỉnh đạt 15.800 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 14 triệu USD, chiếm tỷ trọng cao trong tổng số giá trị hàng xuất khẩu của tỉnh.
Sau lễ phát động, ngành tổ chức lễ thả 6 tạ cá giống truyền thống các loại nhằm bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản và đây còn là dịp tuyên truyền đến các tầng lớp người dân về ý thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên. Dưới đây là những hình ảnh phát động thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù gặp nhiều khó khăn và rủi ro trong vụ mùa năm 2013, song phần lớn nông dân trồng cà phê tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) vẫn chọn loại cây này làm cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế.

Thiệt hại cho 1 ha mía bị phá bỏ từ 25 - 40 triệu đồng. Chi cục Bảo vệ thực vật Gia Lai đã khuyến cáo người dân phá bỏ diện tích mía bị nhiễm bệnh, thu gom tiêu hủy để loại trừ mầm bệnh, tránh lây lan sang diện rộng và trồng các loại cây khác trên diện tích mía bị bệnh, sau một năm mới trồng lại mía.

Hiện nay, xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng ĐBSCL đang diễn ra mạnh mẽ, việc nghiên cứu, sử dụng hiệu quả những vùng đất phèn rộng lớn của vùng là vấn đề được các nhà khoa học và nông dân quan tâm.

Đảm bảo an toàn vùng nuôi nhằm hạn chế mầm bệnh, dịch bệnh bùng phát, người nuôi tôm không sử dụng thuốc, hóa chất cấm trong nuôi tôm.

Cần chọn vùng đất thích nghi để quy hoạch thành vùng chuyên canh. Chọn cây giống có phẩm chất cao, sạch bệnh. Chú ý sử dụng cây giống đầu dòng làm mắt ghép và khai thác ưu thế của gốc ghép khỏe để giúp cây mới dễ ra hoa, đậu trái, tăng khả năng kháng sâu bệnh và chống chịu tốt với môi trường.