Phát Động Chương Trình Bình Chọn Danh Hiệu Chất Lượng Vàng Thủy Sản Việt Nam 2014

Ngày 11/4 tại Hà Nội, Hội nghề cá Việt Nam đã chính thức phát động chương trình bình chọn Danh hiệu Chất lượng vàng Thủy sản Việt Nam 2014.
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Võ Văn Trác, PCT thường trực Hội Nghề cá Việt Nam cho biết, năm nay tiêu chí sẽ có nhiều điểm mới như sẽ tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực thủy sản tham gia, đồng thời chú trọng hơn đến đối tượng là các ngư dân có hoạt động khai thác thủy sản xa bờ.
Bên cạnh đó, hồ sơ đăng ký sẽ được đơn giản hóa. Đồng thời, quá trình xét chọn sẽ được thực hiện công khai và minh bạch, khách quan, gắn với địa phương, lắng nghe ý kiến của các cơ sở, tổ chức, đơn vị... nơi đối tượng tham gia xét giải sinh hoạt...
Danh hiệu Chất lượng vàng Thủy sản Việt Nam nhằm ghi nhận thành tích, khơi dậy ý thức trách nhiệm của nông dân, ngư dân, doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà khoa học, nhà quản lý đang tham gia hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của ngành thủy sản.
Qua hai lần trao tặng vào các năm 2009 và 2012, với định kỳ 2 năm/ lần. Năm nay, Danh hiệu Chất lượng vàng Thủy sản Việt Nam dành cho 100 doanh nghiệp, cá nhân, tập thể tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực thủy sản của cả nước; trong đó 10 tập thể, cá nhân, doanh nghiệp xuất sắc nhất sẽ được nhận Bằng khen của Bộ NN & PTNT, dựa trên 4 tiêu chí: Hiệu quả kinh tế; Hiệu quả xã hội; Ứng dụng KHCN vào sản xuất; Bảo vệ nguồn lợi và môi trường sinh thái.
Có thể bạn quan tâm

Tay không ngừng rút từng chiếc vỏ trai (vỏ con trai) hứng nhựa vét sơn vào chiếc chậu hay thùng nhỏ, bác Mai Thanh Trọng ở thôn Me Thượng, xã Vô Điếm (Bắc Quang) tâm sự: “Gia đình chỉ có mấy sào ruộng và rừng tạp, đời sống khó khăn, lại sống trong địa bàn xã vùng sâu, giao thông cách trở. Nhân có lần đi thăm con gái lấy chồng ở Phú Thọ, nhận thấy cây sơn có thể trồng ở quê mình, nên tôi đã mua giống về trồng thử. Đến nay sau 2 năm trồng đã thấy được hiệu quả, nhựa sơn bán cũng cho thu nhập khá”.

Từ một hộ nghèo, vươn lên thoát nghèo. Từ nguồn vốn vay Ngân hàng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế vườn, trở thành cách làm hiệu quả được chính quyền sở tại ghi nhận và có chủ trương nhân rộng. Đó là câu chuyện của nông dân Đỗ Văn Hiển, điển hình làm kinh tế giỏi của thôn Vĩnh Ban, xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang).

Kích thước trái nhãn Phú Tây ở Sóc Trăng vào khoảng 4cm, cơm dày, hạt nhỏ và có mùi thơm đặc biệt.

Theo Sở KHCN Hải Dương, tới thời điểm này, Hội Nông dân thị xã Chí Linh đã được chọn là chủ đơn đăng ký cho nhãn hiệu tập thể “na Chí Linh". Sở cùng UBND và Hội Nông dân thị xã Chí Linh đang chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm na Chí Linh và phấn đấu hoàn thiện trong tháng 8 này.

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở xã Phú Thành A, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã tận dụng diện tích đất trống cạnh nhà, xây dựng bể xi măng để thực hiện thành công mô hình nuôi lươn cho thu nhập khá.