Phân ủ bằng rơm giúp nâng cao năng suất lúa

Kết quả cho thấy, bón 5 tấn/ha phân ủ bằng rơm kết hợp 70 N - 60 P2O5 - 30 K2O kg/ha đã làm năng suất thực tế (2Rơm rạ là nguồn cung cấp hữu cơ chủ yếu cho ruộng lúa, là nguồn cung cấp đạm, kali quan trọng. Sau mỗi vụ, sản lượng rơm rạ sau thu hoạch là rất lớn.
Tuy nhiên, nông dân chỉ sử dụng một số ít cho việc sản xuất nấm rơm, che phủ liếp trồng, làm thức ăn cho gia súc… còn lại đa số lượng rơm là đốt bỏ hoặc không sử dụng đến nên làm hao phí nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường. Chính điều này đã làm cho môi trường sinh thái mất cân bằng và quan trọng hơn là mất đi một lượng đáng kể các chất N, P, K và C trên đồng ruộng và tăng lượng CO2.
Gần đây, việc bón phân hữu cơ cho lúa có xử lý rơm rạ bằng nấm Trichoderma ở đồng bằng sông Cửu Long được ghi nhận đạt kết quả tốt. Bón phân cho lúa hoàn toàn bằng phân hữu cơ rơm rạ ủ với nấm Trichoderma sp. năng suất lúa vẫn tăng đáng kể so với đối chứng không bón phân.
Việc bón rơm ủ sau mỗi vụ thu hoạch là một giải pháp thiết thực, hiệu quả lâu dài nhằm giúp đất đai thoát khỏi sự suy thoái, cải tạo tính chất đất mà còn làm tăng năng suất lúa trong các vụ sau, phù hợp với hướng sản xuất lúa sạch theo yêu cầu “Thực hành nông nghiệp tốt” GAP hiện nay (Lúa - GAP).
Tuy nhiên, bên cạnh việc ủ phân hữu cơ từ rơm sau khi thu hoạch thì những nghiên cứu bón phân rơm hữu cơ từ phế thải của việc sản xuất nấm rơm ủ với nấm Trichoderma sp. nhằm nâng cao năng suất lúa còn rất hạn chế. Nghiên cứu này đã xác định liều lượng bón phân ủ bằng rơm với chủng nấm Trichoderma sp. đến sinh trưởng và năng suất của hai giống lúa MTL560 và IR50404.5,9 g/chậu) tăng 54,8% so với không bón, tăng chiều cao, số nhánh, số bông/chậu và tỷ lệ hạt chắc.
Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu cá tra đang hồi phục mạnh do nhu cầu của thị trường tăng. Trong ảnh là công nhân Công ty cổ phần Gò Đàng Tiền Giang (GODACO) đang chế biến cá tra phục vụ xuất khẩu.

Được Hội ND tỉnh tư vấn, hỗ trợ phân bón, khoa học kỹ thuật… nhiều hộ thành viên hội trồng cam sành huyện Hàm Yên, Tuyên Quang có thu nhập từ 300 triệu đồng/năm trở lên.

Ông Minh cho biết, gà Đông Cảo - giống gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, đặc điểm nổi bật của loại gà này là đôi chân rất to, xù xì, da đỏ hồng, dáng vẻ oai vệ, khi trưởng thành gà trống có thể nặng đến 6kg, gà mái từ 3,5 - 5kg.

Là thương binh hạng 2/3, nhưng nói về làm kinh tế trang trại thì ít người lành lặn làm được như ông Nguyễn Hoàng Kim ở xã Khánh Thành (Yên Khánh, Ninh Bình).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát vừa ký quyết định Ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người.