Phần lớn hộ đầu tư nuôi tôm bị lỗ vốn

Trong 2 vụ nuôi tôm này, toàn huyện đã thả nuôi 650ha; trong đó có 520ha tôm thẻ chân trắng, 130ha tôm sú.
Nắng nóng kéo dài và xảy ra trên diện rộng, môi trường nước tại nhiều khu vực nuôi tôm trên địa bàn bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguồn con giống kém chất lượng, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển trên tôm nuôi.
Đáng chú ý, trong số diện tích thả nuôi, đã có 107ha tôm bị mắc bệnh hoại tử gan tụy phải thu hoạch non; hơn 25ha tôm thả nuôi được 1 đến 1,5 tháng bị mất trắng.
Do vậy, năng suất thu hoạch bình quân tôm nuôi năm nay ở huyện Tuy An đạt quá thấp, trong đó tôm thẻ chân trắng chỉ đạt 29 tạ/ha, tôm sú đạt 8 tạ/ha.
Do nguồn kinh phí đầu tư cao, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, trong khi đó sản lượng thu hoạch thấp nên có hơn 55% diện tích tôm nuôi trong năm nay ở huyện Tuy An bị lỗ vốn, 30% diện tích huề vốn đầu tư, 15% số hồ nuôi có lãi ở mức thấp.
Hiện nay, huyện Tuy An khuyến cáo hộ nuôi không nên đầu tư thả nuôi tôm vụ 3, vì đây là vụ nuôi gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết và tác nhân gây hại trên tôm nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Trung bình mỗi 3.000 m mặt nước nuôi tôm thẻ chân trắng bố trí 4 mô tơ công suất 2 mã lực, vận hành liên tục từ 18 đến 20 giờ/ngày. Theo đó, mỗi khu vực nuôi tôm rộng từ 50 đến 70 ha mặt nước cần đến hàng chục bình hạ thế loại 15KVA, trong khi ngành điện đầu tư còn hạn chế.

Tại Công trường Trưng Nữ Vương, TP Long Xuyên, UBND tỉnh An Giang phối hợp với UBND TP Long Xuyên, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản An Giang tổ chức Lễ Thả cá bản địa về thiên nhiên khu vực sông Hậu trên địa bàn thành phố.

Sau nhiều năm thua lỗ liên tục vì giá heo hơi thấp dưới giá thành sản xuất, người nuôi phải giảm hoặc bỏ đàn. Gần đây ở Phú Yên, giá heo hơi nhích lên dần và đang ở mức cao, các hộ nuôi rất phấn khởi, nhiều hộ đang tăng đàn.

Một số hộ dân xã Long Kiến (Chợ Mới - An Giang) rất phấn khởi vì thu hoạch mồng tơi lấy hạt đạt năng suất cao, giá cả ổn định, đem lại thu nhập khá cho nông dân.

Hơn 10 năm trước, vợ chồng anh Phạm Văn Tiến (44 tuổi) ở thôn Liên Trì 1, xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa, Phú Yên) thuộc diện khó khăn, nhưng với nghị lực vượt khó, anh không chỉ vươn lên thoát nghèo mà trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.