Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phấn Đấu Giá Trị Xuất Khẩu Thủy Sản Đạt 11 Tỷ USD Vào Năm 2020

Phấn Đấu Giá Trị Xuất Khẩu Thủy Sản Đạt 11 Tỷ USD Vào Năm 2020
Ngày đăng: 24/10/2014

Dự kiến tổng nguồn vốn để phát triển thủy sản đến năm 2020 là gần 54.000 tỷ đồng.

Theo Báo cáo đề xuất Chương trình mục tiêu phát triển thủy sản bền vững giai đoạn 2016 - 2020, mục tiêu đến năm 2020, tổng sản lượng thủy sản đạt 7,0 triệu tấn (sản lượng khai thác thủy sản chiếm khoảng 65 - 70%). Giá trị XK thủy sản đạt 11 tỷ USD. Tỷ trọng thủy sản chiếm khoảng 33,3% trong GDP nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7 - 8%/ năm. Thu nhập bình quân đầu người của lao động cao gấp 3 lần hiện nay.

Về khai thác thủy sản: Phấn đấu giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác hải sản từ 20 - 25% hiện nay xuống 10%. 100% cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão quy hoạch được phê duyệt đủ điều kiện đảm bảo an toàn tránh trú bão, đáo ứng các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. 100% tàu khai thác hải sản xa bờ được trang bị hệ thống thông tin quản lý tàu cá. 100% thuyền trưởng, máy trưởng tàu khai thác hải sản được đào tạo chuyên môn khai thác hải sản. 100% các khu bảo tồn biển và bảo tồn nước nội địa được quy hoạch, 30% các khu bảo tồn được đưa vào hoạt động hiệu quả.

Về nuôi trồng thủy sản: Chủ động sản xuất trong nước 100% giống các đối tượng nuôi thủy sản chủ lực. 100% giống tôm sú, tôm chân trắng, cá tra là giống chất lượng, sạch bệnh. 100% diện tích nuôi thâm canh cá tra, tôm sú, tôm chân trắng đạt chứng nhận VietGap và các chứng nhận tương đương (GlobalGAP, ASC. BAP). Giảm 70% thiệt hại do dịch bệnh gây ra trong nuôi tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, ngao, rô phi.

Về chế biến thương mại: Tỷ trọng sản phẩm thủy sản chế biến sâu, giá trị gia tăng đạt 30 - 40% khối lượng sản phẩm thủy sản chế biến. 70% cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản đáp ứng quy chuẩn về bảo vệ môi trường, 100% các cơ sở xây dựng mới đạt quy chuẩn về bảo vệ môi trường. Chất lượng sản phẩm thủy sản chế biến đáp ứng yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm của thị trường trong và ngoài nước.

Chương trình được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 2016 - 2018 và giai đoạn 2019 - 2020, dự kiến với tổng nguồn vốn đạt 53.645 tỷ đồng, trong đó, hợp phần Phát triển nuôi trồng thủy sản là 35.000 tỷ đồng, hợp phần Khai thác thủy sản là 15.650 tỷ đồng, hợp phần Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là 2,705 tỷ đồng, hợp phần Chế biến, tiêu thụ thủy sản là 290 tỷ đồng.


Có thể bạn quan tâm

Thừa Thiên Huế chuyển lúa sang trồng cây chịu hạn Thừa Thiên Huế chuyển lúa sang trồng cây chịu hạn

Nắng hạn được dự báo sẽ diễn biến phức tạp trong quá trình sản xuất lúa vụ hè thu. Hàng ngàn ha lúa sẽ được chuyển đổi sang trồng các loại cây khác nhằm ứng phó hạn hán nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

27/05/2015
Miền Bắc được mùa lúa đông xuân Miền Bắc được mùa lúa đông xuân

Ngày 26/5, tại Thái Bình, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất đông xuân 2014 - 2015, triển khai kế hoạch hè thu, vụ mùa và định hướng vụ đông 2015 các tỉnh phía Bắc.

27/05/2015
Hiệu quả trồng mồng tơi lấy hạt Hiệu quả trồng mồng tơi lấy hạt

Những năm gần đây, mô hình trồng mồng tơi lấy hạt phát triển và đem lại lợi nhuận khá cho nông dân ở nhiều địa phương trong tỉnh An Giang. Tuy nhiên, ở xã Long An (TX. Tân Châu), mô hình này chỉ mới bắt đầu phát triển từ đầu năm 2014, tập trung trồng nhiều nhất ở ấp Tân Hòa B2.

27/05/2015
Bình Tân (Vĩnh Long) đầu tư toàn diện cho sản xuất khoai lang Bình Tân (Vĩnh Long) đầu tư toàn diện cho sản xuất khoai lang

Hội thảo “Giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng và liên kết tiêu thụ khoai lang Bình Tân” do Sở Nông nghiệp- PTNT, UBND huyện Bình Tân (Vĩnh Long) tổ chức vừa diễn ra trong lúc giá cả khoai lang đang xuống thấp, sâu bệnh có chiều hướng gia tăng.

27/05/2015