Phấn Đấu Giá Trị Xuất Khẩu Thủy Sản Đạt 11 Tỷ USD Vào Năm 2020

Dự kiến tổng nguồn vốn để phát triển thủy sản đến năm 2020 là gần 54.000 tỷ đồng.
Theo Báo cáo đề xuất Chương trình mục tiêu phát triển thủy sản bền vững giai đoạn 2016 - 2020, mục tiêu đến năm 2020, tổng sản lượng thủy sản đạt 7,0 triệu tấn (sản lượng khai thác thủy sản chiếm khoảng 65 - 70%). Giá trị XK thủy sản đạt 11 tỷ USD. Tỷ trọng thủy sản chiếm khoảng 33,3% trong GDP nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7 - 8%/ năm. Thu nhập bình quân đầu người của lao động cao gấp 3 lần hiện nay.
Về khai thác thủy sản: Phấn đấu giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác hải sản từ 20 - 25% hiện nay xuống 10%. 100% cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão quy hoạch được phê duyệt đủ điều kiện đảm bảo an toàn tránh trú bão, đáo ứng các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. 100% tàu khai thác hải sản xa bờ được trang bị hệ thống thông tin quản lý tàu cá. 100% thuyền trưởng, máy trưởng tàu khai thác hải sản được đào tạo chuyên môn khai thác hải sản. 100% các khu bảo tồn biển và bảo tồn nước nội địa được quy hoạch, 30% các khu bảo tồn được đưa vào hoạt động hiệu quả.
Về nuôi trồng thủy sản: Chủ động sản xuất trong nước 100% giống các đối tượng nuôi thủy sản chủ lực. 100% giống tôm sú, tôm chân trắng, cá tra là giống chất lượng, sạch bệnh. 100% diện tích nuôi thâm canh cá tra, tôm sú, tôm chân trắng đạt chứng nhận VietGap và các chứng nhận tương đương (GlobalGAP, ASC. BAP). Giảm 70% thiệt hại do dịch bệnh gây ra trong nuôi tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, ngao, rô phi.
Về chế biến thương mại: Tỷ trọng sản phẩm thủy sản chế biến sâu, giá trị gia tăng đạt 30 - 40% khối lượng sản phẩm thủy sản chế biến. 70% cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản đáp ứng quy chuẩn về bảo vệ môi trường, 100% các cơ sở xây dựng mới đạt quy chuẩn về bảo vệ môi trường. Chất lượng sản phẩm thủy sản chế biến đáp ứng yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm của thị trường trong và ngoài nước.
Chương trình được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 2016 - 2018 và giai đoạn 2019 - 2020, dự kiến với tổng nguồn vốn đạt 53.645 tỷ đồng, trong đó, hợp phần Phát triển nuôi trồng thủy sản là 35.000 tỷ đồng, hợp phần Khai thác thủy sản là 15.650 tỷ đồng, hợp phần Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là 2,705 tỷ đồng, hợp phần Chế biến, tiêu thụ thủy sản là 290 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Dù không phải là "xứ sở của cây nhãn", nhưng vài năm gần đây, nông dân huyện Tân Yên (Bắc Giang) bắt đầu quan tâm, phát triển loại cây ăn quả có giá trị kinh tế này.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, diện tích trồng cây chôm chôm toàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay khoảng 231ha, trong đó 174ha đang cho trái và có thể cung cấp cho thị trường khoảng 2.296 tấn quả/vụ. Chôm chôm là cây ăn quả khá phù hợp đối với vùng đất đỏ bazan, hiện được trồng phổ biến ở các huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành và Đất Đỏ.

Theo số liệu từ Cục Thống kê Đồng Nai, trong 7 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu cà phê của tỉnh chỉ đạt trên 134 ngàn tấn, giảm khoảng 63 ngàn tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Đồng Nai chỉ đạt gần 271 triệu USD, đạt khoảng 53% so với cùng kỳ.

Lần đầu tiên tại đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nông dân trồng giống ngô chuyển gen NK66 Bt/GT của Công ty Syngenta đã tận mắt, tận tay trải nghiệm tính ưu việt của công nghệ mới, giúp cây ngô vừa chống chịu thuốc trừ cỏ gốc glyphosate vừa kháng được sâu đục thân, tiết kiệm chi phí và nâng cao thu nhập. Đây là một tín hiệu vui cho người trồng ngô, nhất là trước tình hình giá ngô không ổn định như hiện nay.

Cùng với cây hồ tiêu, cà phê là một trong 2 loại cây trồng chủ lực của huyện Chư Sê (Gia Lai), góp phần thúc đẩy kinh tế huyện nhà phát triển những năm qua.