Phấn Đấu Đến Năm 2020 Có 100 Nghìn Ha Tôm Nuôi Quảng Canh Cải Tiến

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, năm 2013, diện tích nuôi tôm nước lợ của tỉnh này là trên 266 nghìn ha. Trong đó, trên 36 nghìn ha nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến, hơn 5.448 ha nuôi thâm canh, còn lại là nuôi quảng canh truyền thống, nuôi kết hợp đối tượng thủy sản khác.
Được biết, tỉnh Cà Mau phấn đấu đến năm 2015, diện tích nuôi quảng canh cải tiến đạt 55 nghìn ha, nuôi thâm canh 10 nghìn ha và đến năm 2020 nuôi quảng canh cải tiến là 100 nghìn ha, nuôi thâm canh là 20 nghìn ha.
Được nuôi với diện tích lớn từ năm 2010 là trên 1 nghìn ha, năm 2012 là 22 nghìn ha mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, năng suất trung bình 650 kg/ha và đã trở thành hình thức nuôi chính, góp phần tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Cà Mau.
Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau thì địa phương này có thế mạnh nuôi tôm bằng nhiều hình thức, trong đó, nuôi tôm quảng canh cải tiến đã được đầu tư và là một trong những hình thức nuôi tôm chính của địa phương.
Cũng từ năm 2010 đến nay, diện tích và năng suất nuôi tôm quảng canh cải tiến ở Cà Mau liên tục tăng. Nuôi tôm quảng canh cải tiến hiện đang được tỉnh Cà Mau triển khai tại 8 huyện và thành phố Cà Mau.
Theo các nhà chuyên môn và các hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến, hình thức nuôi này có nhiều ưu điểm, trong đó, việc đầu tư cơ sở hạ tầng ít tốn kém hơn so với nuôi tôm công nghiệp. Việc đầu tư chỉ gắn với công tác thủy lợi, quá trình chăm sóc đơn giản, không cần áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật. Chất lượng tôm giống không đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật, không nghiêm ngặt như sử dụng cho nuôi tôm công nghiệp, ít rủi ro và xảy ra dịch bệnh, ít gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, đây được xem là mô hình sản xuất thân thiện môi trường, an toàn sinh học.
Cụ thể, nếu đầu tư 1 ha đất nuôi tôm quảng canh cải tiến sẽ mất khoảng từ 30 triệu đến 40 triệu đồng, so với hình thức nuôi công nghiệp chi phí thấp hơn nhiều, lại đảm bảo được môi trường, phòng ngừa được dịch bệnh, giảm rủi ro.
Trong năm 2013, tỉnh Cà Mau chủ trương đưa tổng diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến lên 38 nghìn ha và đến năm 2015 là 55 nghìn ha. Để giúp cho người nuôi đạt được hiệu quả tối ưu trong sản xuất, các ngành chức năng của Cà Mau chú trọng đến việc tuyên truyền, đồng thời đẩy mạnh tập huấn ứng dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình nuôi.
Để việc nuôi tôm quảng canh cải tiến đạt hiệu quả cao thì người nuôi tôm quảng canh cải tiến phải thay đổi được thói quen nuôi theo phương pháp cũ, không trông chờ vào thiên nhiên, hạn chế việc khai thác cạn kiệt tài nguyên đất, làm suy thoái môi trường.
Các hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến cũng phải tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật, kết hợp với quản lý chất lượng con giống, thức ăn, vật tư phục vụ nuôi tôm, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, cần có sự tham gia, quản lý của cộng đồng trong phòng ngừa dịch bệnh. Qua đó nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, hình thành mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dưới sự quản lý của các hợp tác xã, tổ hợp tác, chi hội sản xuất.v.v… Các đơn vị chức năng cần quan tâm chỉ đạo chuyển đổi sản xuất, xây dựng các chương trình, kế hoạch và giải pháp cụ thể, phân công trách nhiệm cho từng đơn vị chuyên môn, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch các đơn vị, cá nhân được giao.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm giúp người dân thêm điều kiện thoát nghèo, đầu năm 2012, từ nguồn vốn Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn II, Ban Quản lý Dự án Giảm nghèo huyện Mường Chà đã triển khai dự án nuôi dê núi tại 8 xã: Sa Lông, Mường Mươn, Ma Thì Hồ, Sá Tổng, Pa Ham, Nậm Nèn, Huổi Mí và Hừa Ngài. Tham gia dự án có 493 hộ dân.

Vài năm trở lại đây, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất, tận dụng triệt để lợi thế về điều kiện tự nhiên như: khí hậu, thổ nhưỡng... đã giúp nhân dân Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông từng bước thoát nghèo. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 58%, giảm 4,5% so với năm 2012.

“Không chỉ là trưởng bản gương mẫu, đi đầu trong các phong trào của thôn, bản, giúp đỡ bà con từng bước xóa đói giảm nghèo, chị Lò Thị Việt ở bản Ho Luông 1 còn là điển hình phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu từ thất bại”, đó là chia sẻ của ông Khoàng Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Lay Nưa, T.X Mường Lay khi nói về nữ trưởng bản Lò Thị Việt. Cách đây 5 năm, cuộc sống của gia đình chị Việt còn nhiều thiếu thốn.

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, việc canh tác cây ngô tại một số vùng trên địa bàn huyện có dấu hiệu chững lại cả về diện tích và năng suất. Làm gì để tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong thực hiện chiến lược phát triển cây ngô tại địa phương là nội dung cấp ủy, chính quyền các cấp và các cơ quan chuyên môn trên địa bàn luôn quan tâm, trăn trở.

Chị Nhùng cho biết, hồi mới đến lập nghiệp, nơi đây hoang vắng, chỉ có vài mái nhà lá đơn sơ. "Vợ chồng tôi không có vốn liếng, không nhà, không đất, sống tạm trong căn lều tranh vách nứa mưa dột, nắng cháy da. Đất đai toàn sỏi với đá, cuốc rát tay mới được miếng đất trồng sắn ăn qua ngày” chị nhớ lại.