Phân bón nội chịu sức ép lớn

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, 6 tháng đầu năm 2015, cả nước XK 454,5 nghìn tấn phân bón các loại, đạt 159,4 triệu USD, giảm 17,9% về lượng và giảm 17,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014. Campuchia dù là thị trường nhập khẩu phân bón từ Việt Nam nhưng 6 tháng qua, thị trường này nhập khẩu giảm đến 38,8% về lượng và giảm 37,78% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014. Thị trường XK lớn thứ hai là Hàn Quốc cũng giảm 5,26% về lượng.
Ông Lê Quốc Phong- Tổng giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền- đơn vị XK phân bón lớn sang Campuchia- cho biết: So với cùng kỳ năm ngoái, lượng XK phân bón của công ty sang ở Campuchia đã giảm khoảng 10%. Nguyên nhân do thời tiết Campuchia bị hạn hán kéo dài dẫn tới việc canh tác gặp khó khăn, nhu cầu phân bón giảm. Tại thị trường Myanmar, lượng XK vào thị trường này không tăng do lạm phát rất cao, biến động tỷ giá lớn.
Ngoài thị trường XK bị thu hẹp, các doanh nghiệp phân bón trong nước còn gặp khó do chính sách thuế mới. Từ ngày 1/1/2015, mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ khâu nhập khẩu đến khâu sản xuất, thương mại. Vì vậy, toàn bộ thuế GTGT đầu vào khi mua hàng hóa, nguyên vật liệu và các dịch vụ khác để sản xuất phân bón sẽ không được khấu trừ mà phải tính vào chi phí sản xuất. Điều này làm tăng giá thành sản xuất phân bón trong nước, giảm khả năng cạnh tranh.
Nhận định về thị trường phân bón trong nước hiện nay, ông Bùi Thế Chuyên- Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem)- cho rằng: Với diễn biến của thị trường phân bón như hiện nay, cùng với việc giá phân bón giảm sâu trong khi chi phí vận tải không giảm; sản xuất cung vượt cầu… doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước, trong đó có Vinachem sẽ phải đối mặt với nhiều sức ép.
Một trong những thách thức lớn nhất là việc phân urê đang phải cạnh tranh với hàng giá rẻ nhập khẩu. Phân urê có nguồn gốc từ Trung Quốc với giá bán thấp đã khiến doanh nghiệp sản xuất trong nước khó tiêu thụ hàng hóa. Việc tăng nguồn cung cũng khiến thị trường bị bão hòa, tiêu thụ phân bón khó khăn hơn.
Trước thực tế này, các doanh nghiệp đã phải chủ động ứng phó. Ông Nguyễn Đức Ninh- Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc- cho hay: Nhà máy đã tiết giảm chi phí tối đa để sản phẩm có thể cạnh tranh sòng phẳng với hàng ngoại nhập từ Trung Quốc. Còn theo đại diện Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau, công ty vừa ký kết hợp đồng đại lý phân phối Đạm Cà Mau với đối tác tại Campuchia, khẳng định chiến lược mở rộng thị trường sang khu vực này. nt
Theo ước tính của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, 5 tháng đầu năm 2015, thuế GTGT không được khấu trừ đã làm tăng chi phí của các đơn vị sản xuất phân bón là 373,6 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Theo quy hoạch, mô hình phát triển vùng sản xuất rau an toàn có quy mô 14ha, với trên 400 hộ dân tại xã Hà Thạch, Văn Lung và phường Trường Thịnh tham gia. Ngoài việc được hỗ trợ về giống, vốn và chuyển giao KHKT, dự án còn hỗ trợ xây dựng 6 nhà lưới để trồng rau với mức bình quân 20 triệu đồng/1 nhà lưới.

Trong nhiều năm qua, cùng với sự đầu tư của các chương trình, dự án; sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, đoàn thể, MTTQ, Hội Nông dân thị xã Phú Thọ đã phát huy vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền, cổ vũ hội viên phát triển kinh tế, điển hình là phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng.

Hội nghị thông qua quyết định thành lập ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp trọng điểm, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong vụ chiêm xuân, đặc biệt chú ý tới phương án mở rộng diện tích lúa J02 trên địa bàn huyện. Vụ chiêm xuân này huyện Thanh Ba dự kiến sẽ mở rộng diện tích gieo cấy giống lúa J02 ra 25 xã với khoảng 850ha, đến nay các xã đã đăng ký trên 520ha.

Triệu Phong là một trong những vùng lúa trọng điểm của tỉnh Quảng Trị với diện tích gieo cấy hàng năm gần 12.000 ha. Những năm qua, song song với sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp vững chắc, việc xây dựng các cánh đồng lúa chất lượng cao (CLC) cũng đạt nhiều thành quả rõ rệt.

Xây dựng nông thôn mới (NTM) đã trở thành phong trào rộng khắp ở xã Tây Ninh (Tiền Hải), bộ mặt nông thôn và đời sống người dân chuyển biến tích cực, giao thông nông thôn đi lại thuận tiện, học tập, khám chữa bệnh được nâng cao, an ninh trật tự được giữ vững.