Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phân Bón Kém Chất Lượng Vẫn Chiếm Tỷ Lệ Cao

Phân Bón Kém Chất Lượng Vẫn Chiếm Tỷ Lệ Cao
Ngày đăng: 14/01/2014

Trong ba năm trở lại đây, tỷ lệ phân bón kém chất lượng luôn dao động ở mức từ 50% đến 60% số mẫu kiểm tra của Cục Trồng trọt. Vì thế, dù đã đưa phân bón là ngành kinh doanh có điều kiện nhưng trong năm 2014, ngành trồng trọt vẫn lo ngại khó kiểm soát được vấn đề phân bón kém chất lượng bán trên thị trường.

Vấn đề phân bón kém chất lượng đã được Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhấn mạnh trong báo cáo của cơ quan này ngày 7-1. Báo cáo dẫn kết quả kiểm tra phân bón tại 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Ninh Bình gần đây cho thấy có đến 66 trong tổng số 117 mẫu phân bón (gồm 86 mẫu phân bón gốc và 31 mẫu phân bón lá) không đạt, chiếm 56,4%; trong đó có 46 mẫu phân bón gốc và 20 mẫu phân bón lá.

Ngoài ra, tại 6 tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Bình và Ninh Bình, đoàn của Cục Trồng trọt đã kiểm tra ở 32 đại lý/cửa hàng, kết quả cho thấy có 43/125 mẫu (chiếm 34,4%) không đạt một hoặc một số chỉ tiêu chất lượng.

Theo một nghiên cứu về chính sách quản lý phân bón của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard), hiện mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 10 triệu tấn phân bón và số chủng loại phân bón được các doanh nghiệp đăng ký sử dụng và bán trên thị trường khoảng 5.000 sản phẩm khác nhau.

Theo Ipsard, vào những năm 80 của thế kỷ 20 số lượng các chủng loại phân bón trên cả nước chỉ có khoảng 10 loại nhưng nay con số đó tăng gấp 500 lần. Như vậy, trung bình mỗi năm cả nước có hàng trăm sản phẩm phân bón mới đã ra đời.

Bên cạnh đó, một phần nguyên nhân là do hệ thống văn bản quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh phân bón nhiều nhưng lại chồng chéo, cản trở lẫn nhau nên góp phần gia tăng tỷ lệ phân bón kém chất lượng luôn ở mức trên 50% số mẫu được kiểm tra trong những năm qua.

Trong nghiên cứu nói trên, ông Lê Đức Thịnh và bà Lê Thị Phi Vân, hai chuyên gia về nghiên cứu phân bón của Ipsard đã dẫn ra 32 văn bản pháp luật về hàng giả, bao gồm luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư…. nhưng vẫn thiếu đồng bộ, chưa thống nhất.

Vì thế, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định số 202/2013/NĐ - CP về quản lý phân bón trong đó đưa ra những tiêu chí về sản xuất, kinh doanh phân bón. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1-2-2014.


Có thể bạn quan tâm

Lãi hơn 500 triệu đồng mỗi năm nhờ trồng đu đủ Lãi hơn 500 triệu đồng mỗi năm nhờ trồng đu đủ

5 năm trở lại đây, mô hình trồng đu đủ phát triển mạnh tại xã Hòa Long (TP. Bà Rịa) mang lại đời sống khấm khá hơn cho nhiều hộ gia đình.

27/06/2015
Tỷ phú dâu Ngã Bảy Tỷ phú dâu Ngã Bảy

Không chỉ là nông dân SX giỏi, ông còn biết tận dụng lợi thế từ những điều kiện sẵn có để tạo ra nguồn thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm thông qua việc trồng dâu kết hợp với du lịch sinh thái.

27/06/2015
Thu nhập cao từ cây quýt đường Thu nhập cao từ cây quýt đường

Thời gian gần đây, thị trường cây ăn trái phát triển khá đa dạng. Với ưu thế vượt trội, cây quýt đường được nhiều nông dân lựa chọn. Từ trồng thử nghiệm 8 sào quýt đường đem hiệu quả kinh tế cao, gia đình anh Nguyễn Hữu Toàn, ngụ ấp Thạch Màng, xã Tân Lợi (Đồng Phú - Bình Phước) đã phát triển lên 3 ha và dự kiến có thu nhập 600 triệu đồng mỗi năm.

27/06/2015
Nỗi niềm mùa vải chín Nỗi niềm mùa vải chín

Năm nay, cây vải thiều ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên) được mùa nhưng người dân vẫn tiếp tục gặp khó khăn do giá vải rẻ và đầu ra bấp bênh... Những khó khăn này đã diễn ra từ nhiều năm nay, khiến các hộ nông dân nản lòng và đang đứng trước cảnh “bỏ thì thương, vương thì tội”.

27/06/2015
Lao đao vì chuối Lao đao vì chuối

Công ty TNHH chế biến rau, củ, quả Toàn Cầu (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) vừa triển khai chương trình liên kết với nông dân trong sản xuất, bao tiêu cho sản phẩm chuối tiêu. Doanh nghiệp (DN) cũng đã triển khai thực hiện trong thực tế với hình thức hỗ trợ nông dân trồng chuối VietGAP và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

27/06/2015