Chuyển Giao 2.000 Cây Hoa Chuông Cấy Mô Cho Nông Dân

Trại giống Tân Khánh Đông - TP.Sa Đéc vừa phối hợp Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN-KN) thành phố chuyển giao 2.000 cây hoa chuông cấy mô (còn gọi là hoa phú quý, tử la lan) cho 8 nông dân khóm Sa Nhiên - phường Tân Quy Đông trồng thử nghiệm năm đầu tiên. Nguồn kinh phí do Trung tâm KN-KN tỉnh hỗ trợ.
Mỗi nông dân tham gia mô hình nhận 250 cây giống hoa chuông sạch bệnh, được hỗ trợ 60% tiền mua cây giống và 30% chi phí mua vật tư nông nghiệp. Trước đó, nông dân đã được cán bộ Trạm KN-KN hướng dẫn kỹ thuật trồng, cách chăm sóc. Với thời gian sinh trưởng từ 2 đến 2,5 tháng, hoa chuông có thể cho ra hoa nhiều đợt với 4 màu được ưa chuộng là kép đỏ, tím, đỏ viền trắng và tím viền trắng.
Được biết, từ đầu năm 2014 đến nay, Trại giống đã cung cấp khoảng 40.000 cây hoa chuông cấy mô cho nông dân làng hoa và một số tỉnh lân cận như: Vĩnh Long, Tiền Giang và Cần Thơ.
Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187C7C/Chuyen_giao_2_000_cay_hoa_chuong_cay_mo_cho_nong_dan.aspx
Có thể bạn quan tâm

Ðể có được những giọt mật ngon, những người nuôi ong ngày này qua tháng nọ phải lang bạt khắp nơi để đưa đàn ong đi tìm mật. Nhiều rủi ro bất trắc trên đường di chuyển, nhưng bù lại nghề này có thể cho thu nhập rất cao nếu tìm được vùng hoa có nhiều mật.
Mặc dù chỉ mới hoạt động hơn 1 năm, song Tổ dịch vụ (TDV) bao trái xoài ở phường 6, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tạo được hiệu ứng tốt trong việc nhân rộng và phát triển mô hình sản xuất xoài theo hướng an toàn tại địa phương

Người tiên phong đó là chị Nguyễn Thị Thanh (47 tuổi, ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Đến nay, sau gần 20 năm, mô hình này đã thành công, vừa mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình, vừa tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu.

Ngành chăn nuôi Việt Nam đầu vào đã không tự chủ được và ngày càng bị lấn át bởi các doanh nghiệp từ Trung Quốc, Thái Lan, đầu ra cũng bị cạnh tranh khốc liệt, không có thế mạnh xuất khẩu mà chỉ tiêu thụ trong nước, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện VEPR nhận xét.

Đó là chia sẻ của TS Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khi nhận định về những khó khăn, thách thức mà ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ phải đối mặt khi gia nhập các hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới.