Phải Xử Lý Mạnh Những Cơ Sở Nuôi Cá Da Trơn Gây Ô Nhiễm Môi Trường

Ông Trần Công Danh - Trưởng Ban KTNS - HĐND tỉnh Bến Tre (người đi đầu) đang phúc tra trại nuôi cá da trơn của Công ty Cổ phần Thủy sản Hải Hương tại ấp Tiên Lợi (Tiên Long - Châu Thành).
Đó là lời nhấn mạnh của ông Trần Công Danh - Trưởng Ban Kinh tế ngân sách - Hội đồng Nhân dân (KTNS - HĐND) tỉnh Bến Tre, sau khi đi phúc tra hai cơ sở nuôi cá da trơn (cá tra) ở huyện Châu Thành, vào ngày 4-9-2013.
Trại nuôi cá da trơn của Công ty Cổ phần nuôi trồng thủy sản Hùng Vương Miền Tây tại ấp Tiên Thạnh (xã Tiên Long) có 6 ao nuôi với diện tích gần 7ha mặt nước, đang xả nước bẩn và bùn đáy ao với nhiều chất độc hại chưa qua xử lý đổ thẳng ra sông Hàm Luông.
Trại nuôi cá của Công ty Cổ phần thủy sản Hải Hương với 9 ao nuôi khoảng 19ha mặt nước tại ấp Tiên Lợi, chỉ có 1 ao lắng và 2 ao chứa bùn là không đảm bảo an toàn về môi trường.
Sau khi đi thực tế, ông Nguyễn Văn Vàng - Phó Chủ tịch UBND xã Tiên Long kiến nghị với đoàn: “Hai trại nuôi cá da trơn ở Tiên Long vừa gây ô nhiễm môi trường vừa đối phó với ngành chức năng. Đế nghị Ban KTNS - HĐND tỉnh đề xuất biện pháp xử lý mạnh hơn để bảo vệ môi trường”.
Sau khi nghe báo cáo của xã, huyện và các ngành tỉnh có liên quan, ông Trần Công Danh kết luận: Phải xử lý nghiêm hai trại nuôi cá da trơn như đã nêu vì không thực hiện đúng theo cam kết bảo vệ môi trường và tác động về môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Hội ND tỉnh Quảng Trị cho biết, đến ngày 20.6, 123/141 cơ sở (trên 87% số cơ sở ) hoàn thành Đại hội nhiệm kỳ 2012-2017. 5 huyện, thị (Hải Lăng, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Đakrông và thị xã Quảng Trị) 100% cơ sở đã tổ chức đại hội.

Đến thôn Toàn Thắng, xã Bách Thuận (Vũ Thư, Thái Bình), ai cũng biết anh Nguyễn Văn Trọng, bởi anh là chủ vườn có tiếng với nhiều loại cây quý và đẹp.

Trước đây, với 9 sào đất, anh Đồng Chí Nghị ở ấp Bình Tân, xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc) trồng cây ăn quả nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Năm 1994, anh quyết định cưa bỏ cây ăn quả để chuyển qua sản xuất rau màu. Do đất đai không bằng phẳng, có khoảnh cao, khoảnh thấp, anh Nghị đã tính toán bố trí cây trồng hợp lý. Với gần 4 sào đất cao được trồng bắp, đậu, 5 sào còn lại nằm vị trí thấp, anh trồng luân canh khổ qua, dưa leo, đậu ve và bắp trắng.

Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Minh Hải (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã phối hợp với Viện Sinh học nhiệt đới trồng thí nghiệm ở Cà Mau ba loại cây, trong đó có cây chà là ăn trái rất có hiệu quả...

Hai bàn tay trắng, dắt díu vợ con chọn vùng đất nhiễm phèn nặng giữa Tứ giác Long Xuyên để mưu sinh, vậy mà bây giờ Phan Thành Tiến, ở ấp Vĩnh Lợi (xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) đã trở thành tỷ phú. Bí quyết gì? Tất cả nhờ vào cây khoai lang tím Nhật