Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Bò Vỗ Béo Ở Phước Ninh (Ninh Thuận)

Đầu năm 2013, từ nguồn vốn Qũy hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân xã Phước Ninh (Thuận Nam, Ninh Thuận) đã triển khai Chương trình “Nuôi bò vỗ béo” cho nông dân thôn Thiện Đức. Sau hơn một năm thực hiện, mô hình đã mang lại nguồn thu nhập cao, góp phần ổn định cuộc sống cho nhiều hộ nông dân còn khó khăn.
Mô hình “Nuôi bò vỗ béo” tại thôn Thiện Đức được triển khai cho 15 hộ. Theo đó, mỗi hộ được vay 20 triệu đồng, với lãi suất thấp, để mua bò nuôi vỗ béo. Sau 24 tháng, chương trình sẽ thu hồi lại gốc cho vay ban đầu để tiếp tục cho các hộ khác vay. Tham gia mô hình này, các hộ nuôi được tập huấn kỹ thuật từ khâu chọn giống, chăm sóc, xây dựng chồng trại, vỗ béo, tiêm phòng dịch bệnh...
Các hộ tham gia mô hình đều rất phấn khởi vì bò phát triển rất nhanh, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế đáng mừng. Trung bình mỗi cặp bò con được mua ban đầu có giá từ 20- 25 triệu đồng, gần một năm nuôi vỗ béo, có thể bán với giá từ 50- 55 triệu đồng, lợi nhuận thu về được người dân quay vòng để tiếp tục nuôi bò mở rộng quy mô. Hiện tại, có hộ đã nâng tổng đàn bò vỗ béo của gia đình lên 5- 10 con.
Anh Võ Văn Chung, một hộ tham gia mô hình cho biết: Hai con bò của gia đình tôi ban đầu chỉ nặng khoảng 30 kg/con, sau 1 năm chăm sóc cẩn thận cộng thêm sự hỗ trợ của cán bộ thú y về kỹ thuật nuôi nên đến nay bò đã nặng hơn 80 kg/con. Ở đây nguồn thức ăn để nuôi vỗ béo bò khá phong phú và dễ tìm, ngoài rơm, rạ sẵn có sau mỗi vụ thu hoạch lúa, gia đình tôi còn trồng thêm cỏ voi kết hợp pha trộn một số loại thức ăn hỗn hợp để bò mau tăng trọng.
Có thể bạn quan tâm

Sản xuất nông nghiệp vụ xuân thường phải đối phó với tình trạng khó khăn về nguồn nước. Theo nhận định của Trung tâm khí tượng thủy văn Bắc Kạn, tổng dòng chảy trên các triền sông, suối thuộc địa bàn tỉnh sẽ ở mức xấp xỉ dưới trung bình nhiều năm với lượng thiếu hụt khoảng 10-20%.

Sáng 11/12, Sở Công thương Bắc Kạn phối hợp cùng Bộ Công thương tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng "Kiến thức kinh doanh quy mô hộ gia đình" cho 151 học viên là các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Na Rì là huyện có diện tích trồng cây dong riềng lớn của tỉnh với khoảng 455ha. Thời điểm này, chính quyền địa phương đang chỉ đạo bà con nông dân tranh thủ thời tiết nắng ráo, tập trung thu hoạch dong riềng. Mặc dù so với năm 2013, diện tích trồng dong của huyện có giảm nhưng lại là vụ thắng lợi đối với người trồng dong bởi củ dong vừa được mùa lại vừa được giá.

Có lẽ chẳng ai nhớ cây quýt được trồng ở các xã khu vực phía đông của huyện Chợ Đồn từ khi nào. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quýt đã trở thành cây trồng giúp nhiều hộ dân xã Rã Bản, Đông Viên, Phương Viên, Đại Sảo có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Những ngày này không khí ở xóm Minh Hồ (xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp) náo nhiệt hẳn lên, bởi bà con đang bước vào mùa thu hoạch cam với niềm vui được mùa. Khắp các vườn trong xóm, xung quanh nhà, đâu đâu cũng thấy màu vàng chín rộ của những vườn cam quả trĩu cành.