Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phải GlobalGAP Mới Xuất Khẩu Được?

Phải GlobalGAP Mới Xuất Khẩu Được?
Ngày đăng: 15/12/2014

Hiện có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp thực hiện quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Đây là điều cần thiết trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, 2 tiêu chuẩn VietGAP (thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) và GlobalGAP (thực hành nông nghiệp tốt tiêu chuẩn toàn cầu) có mức chênh lệch về đầu tư khá lớn, khiến nhiều nông dân rất đắn đo khi áp dụng.

Không chỉ nông dân lúng túng mà ngay cả những doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng nông sản cũng loay hoay trước những nhu cầu của các thị trường trong việc đòi hỏi VietGAP hay GlobalGAP.

* VietGap vẫn đáp ứng thị trường khó tính

Theo tính toán, chi phí để có được chứng nhận cho 10 hécta vườn cây ăn trái theo tiêu chuẩn VietGAP lên đến hơn 100 triệu đồng. Nếu là GlobalGAP, con số này phải cao gấp đôi. Chứng nhận này lại chỉ có hiệu lực trong vòng 1 năm, vì vậy nhà vườn khá tốn kém.

Ông Nguyễn Văn Thịnh, chủ một trang trại xoài ở huyện Vĩnh Cửu, cho biết nhiều đơn vị tư vấn vẫn khuyên ông nếu nhắm đến sản xuất để xuất khẩu sang các thị trường khó tính cần phải sản xuất theo GlobalGAP. Tuy vậy, chi phí cho sản xuất theo GlobalGAP khá cao, không phải nhà vườn nào cũng theo nổi.

Điều này cũng được ông Nguyễn Thế Bảo, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Suối Lớn ở huyện Xuân Lộc chuyên sản xuất xoài đồng tình. HTX Suối Lớn được Nhà nước hỗ trợ ứng dụng cả VietGAP (14 hécta) và GlobalGAP (9,5 hécta). Sau khi hết hạn, HTX cũng không làm chứng nhận lại nữa, bởi tái công nhận hết diện tích nói trên phải mất tới vài trăm triệu đồng. Phương án của HTX là vẫn thực hiện theo quy trình sản xuất đó nhưng không xin chứng nhận để tiết kiệm chi phí.

Tại hội thảo kết nối sản xuất nông nghiệp giữa Việt Nam và Nhật Bản diễn ra vào tháng 11 vừa qua tại TP.Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Hữu Đạt, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2, cho hay các thị trường khó tính, như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Úc nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam chỉ cần đến tiêu chuẩn VietGAP.

Ông Đạt nói: “Những chương trình chứng nhận và tiền chứng nhận hợp tác giữa cơ quan bảo vệ thực vật ở các quốc gia nói trên, chỉ cần các sản phẩm đạt tiêu chuẩn về dịch hại như quy định và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trên cơ sở đó, quy trình VietGAP cũng đã đáp ứng được các tiêu chẩn đó”. Khi áp dụng VietGAP, thuận lợi là nông dân không phải chịu chi phí quá cao như GlobalGAP. Nếu xuất khẩu sang châu Âu mới cần đến GlobalGAP.

* Mã số  thay giấy chứng nhận

Cũng theo ông Đạt, việc sản xuất hàng nông sản rau, củ, quả để xuất khẩu sang thị trường, như: Mỹ, Nhật Bản hay Hàn Quốc hiện nay cũng không cần đến giấy chứng nhận VietGAP mà chỉ cần mã số của các HTX hoặc tổ chức mà người nông dân tham gia quy trình VietGAP là được.

Thực chất, các quốc gia này yêu cầu là sản phẩm có nguồn gốc và an toàn vệ sinh thực phẩm, nên thực hiện những nội dung của thao tác sản xuất nông nghiệp tốt được áp dụng trong sản xuất là đủ. Ông Đạt cho biết thêm, cơ quan chuyên môn của ông cùng với các chuyên gia ngành bảo vệ thực vật nước ngoài khi kiểm tra thấy nơi có đăng ký thực hiện đúng theo quy trình của thực hành nông nghiệp tốt sẽ cấp mã số cho nơi đó. Điều này giúp giảm chi phí tối đa cho người nông dân.

Ông Trần Xuân Nguyên, Phó giám đốc Công ty xuất khẩu nông sản A.T.Foods (tại TP.Hồ Chí Minh), cho hay việc giảm chi phí cho nông dân sản xuất nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu xuất khẩu sang các thị trường khó tính sẽ giúp nông sản Việt Nam cạnh tranh tốt hơn.

Theo ông Nguyên, trái cây tươi có giá trị rất cao tại nhiều thị trường. Đơn cử 1kg chôm chôm xuất sang thị trường bình thường chỉ có 1,5 USD, còn xuất sang thị trường khó tính lên tới 5 USD.

Nguồn bài viết: http://www.baodongnai.com.vn/kinhte/201412/phai-globalgap-moi-xuat-khau-duoc-2358064/


Có thể bạn quan tâm

Trứng Cá Tầm Ngàn Đô Trứng Cá Tầm Ngàn Đô

Kỹ sư Nguyễn Đình Quyền - Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty cổ phần Giang Ly, người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật nuôi cá nước lạnh ở trạm cá Klong Klăn cho biết: “Trứng cá tầm được xem là bài thuốc trị bệnh yếu sinh lý một cách vô cùng hiệu quả. Giá trung bình một kg trứng cá tầm là 2.500USD”.

27/05/2013
Hỗ Trợ Từ 30.000 Đến 38.000 Đồng/kg Đối Với Heo Bị Tiêu Hủy Hỗ Trợ Từ 30.000 Đến 38.000 Đồng/kg Đối Với Heo Bị Tiêu Hủy

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

23/08/2013
Giá Heo Liên Tục Giảm, Người Nuôi Treo Chuồng Ở Tiền Giang Giá Heo Liên Tục Giảm, Người Nuôi Treo Chuồng Ở Tiền Giang

Tiền Giang có hơn 550.000 con heo và sản lượng thịt hơi hàng năm cung cấp cho thị trường trên 120.000 tấn. Tuy nhiên, giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh trong một thời gian dài, khiến người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thua lỗ nặng, một số hộ không còn khả năng tái đầu tư đành ngậm ngùi “treo chuồng”.

04/04/2013
Tiêu Thụ Rau An Toàn Cung Chưa Gặp Cầu Tiêu Thụ Rau An Toàn Cung Chưa Gặp Cầu

Không phải đến bây giờ, câu chuyện về rau an toàn mới được người tiêu dùng và các ngành chức năng quan tâm. Cách đây cả chục năm, hàng loạt dự án rau an toàn với quy mô lớn nhỏ được xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, nhưng rồi phần nhiều trong số đó đều gặp những vấn đề nan giải từ khâu sản xuất đến tiêu thụ.

23/08/2013
Gần 350 Người Nuôi Tôm Hùm Được Tập Huấn Kỹ Thuật Ở TX Sông Cầu (Phú Yên) Gần 350 Người Nuôi Tôm Hùm Được Tập Huấn Kỹ Thuật Ở TX Sông Cầu (Phú Yên)

Từ ngày 29/3 đến 2/4, Phòng Kinh tế TX Sông Cầu (Phú Yên) phối hợp với Trung tâm Quốc gia quan trắc cảnh báo môi trường và Phòng dịch bệnh thủy sản khu vực miền Trung (thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III) lần lượt tổ chức 7 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm hùm tại các địa phương có nghề nuôi tôm hùm ở thị xã.

06/04/2013