Phải giải quyết tình trạng sử dụng chất cấm, kháng sinh và tồn dư thuốc BVTV

Chiều 19.10 do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì. Dự hội nghị ở điểm cầu Bình Định có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà, cùng đại diện một số sở, ngành liên quan.
Thông tin từ Bộ NN&PTNT cho hay, công tác đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp và VSATTP từ đầu năm 2015 đến nay có những chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, tình hình VSATTP, kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp chuyển biến chậm, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên rau… gây bức xúc trong dư luận thời gian qua vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Đợt thanh tra đột xuất mới đây của Thanh tra Bộ NN&PTNT đã phát hiện một số cơ sở sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
Phát động đợt cao điểm về quản lý VSATTP trên phạm vi toàn quốc, kéo dài từ tháng 10.2015 đến tháng 2.2016, Bộ NN&PTNT nhấn mạnh, phải giải quyết căn bản bức xúc nổi cộm hiện nay là tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; giảm thiểu tồn dư thuốc BVTV trong rau, quả và chất cấm, tồn dư hóa chất, kháng sinh trong thịt lợn, thịt gà, thủy sản nuôi.
Đặc biệt, kiên quyết ngăn chặn dứt diểm việc buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nhất là 2 chất cấm gây ung thư Salbutamol và Vàng Ô; siết chặt việc quản lý nông sản, thực phẩm nhập khẩu, trọng tâm là thịt, rau, hoa quả và thủy sản…
Tại Bình Định, từ nay đến sau Tết nguyên đán 2016, ngành NN&PTNT sẽ tăng cường năng lực và hiệu quả công tác quản lý chất lượng, VSATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát dư lượng kháng sinh cấm và hóa chất độc hại trong sản phẩm nông lâm thủy sản.
Đồng thời, triển khai các chương trình, dự án về quản lý chất lượng; hỗ trợ xây dựng và áp dụng một số mô hình sản xuất nông lâm thủy sản an toàn.
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, vấn đề VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp còn rất nhiều vấn đề cần phải kiên trì.
Các bộ, ngành Trung ương và địa phương cần có cơ chế phối hợp quản lý, giám sát VSATTP; cụ thể trước mắt là giải quyết tận gốc tình trạng sử dụng các chất cấm, kháng sinh và tồn dư thuốc BVTV.
Phó Thủ tướng yêu cầu, công tác thanh tra, kiểm tra của các bộ, ngành đối với VSATTP cần phải sát với thực tế.
Bên cạnh các cơ quan quản lý trực tiếp, các hội, đoàn thể như Nông dân, Phụ nữ cần kết hợp tuyên truyền, hướng dẫn đến từng hộ nông dân và hộ gia đình về những hành vi cấm trong chăn nuôi và trồng trọt; nhân rộng những mô hình hay, cách làm sáng tạo…
Có thể bạn quan tâm

UBND TP.HCM đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển TP.HCM nông thôn dự thảo Quy định về quản lý nuôi chim yến và quy hoạch vùng nuôi chim yến trên địa bàn TP đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

Trong cuộc họp đánh giá tình hình kinh tế-xã hội của Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng diễn ra ngày 8/3, các đại biểu đã thảo luận nội dung trọng điểm của địa phương là tình hình xâm nhập mặn, hạn hán kéo dài, gây ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa Xuân Hè (còn gọi là lúa vụ 3) tại các địa địa bàn trong tỉnh.

Với tính cần cù, chịu khó, tinh thần say mê lao động, sau khi xuất ngũ vào năm 1980, ông Ngô Văn Chúa (ấp Tân Thới A, xã Tạ An Khương Đông) về quê bắt tay vào đa canh trên 2 ha đất do cha mẹ cho. 14 năm làm ruộng, 18 năm nuôi tôm, ông luôn là người thực hiện tốt phương châm “tích tiểu thành đa”.

Xã Phú Xuân (huyện Tân Phú - Đồng Nai) là nơi có nhiều diện tích đất đồi trồng cây ăn quả. Trong đó, ông Lâm Toàn Sơn ở ấp 1 là người đầu tiên đưa giống ổi ruột trắng Thái Lan về trồng trên vùng đất này. Với hơn 1,2 hécta đất vườn trũng, mỗi năm ông thu nhập hàng trăm triệu đồng từ vườn ổi giống mới này.

Những năm qua, nông dân huyện Phú Tân đẩy mạnh thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.