Chị Viên làm giàu từ chăn nuôi

Theo chân cán bộ xã Quyết Thắng, chúng tôi đến tham quan mô hình chăn nuôi lợn của gia đình chị Nông Thị Viên. Được “mục sở thị” trang trại chăn nuôi quy mô, khoa học với đàn lợn lên đến gần 200 con, chúng tôi cảm phục chị hơn.
Năm 2008, vợ chồng chị Viên ra ở riêng. Nhưng do ruộng ít lại không có vốn nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Trước thực tế đó, chị đã bàn bạc cùng chồng, học hỏi kinh nghiệm phát triển chăn nuôi lợn. Năm 2009, chị vay 1,5 triệu đồng tiền quỹ của Hội phụ nữ xã mua một con lợn về nuôi.
Sau khi được xuất chuồng, gia đình tiếp tục đầu tư nuôi số lượng lợn nhiều dần. Đến năm 2012, gia đình thường xuyên duy trì nuôi gần 100 con lợn/năm.
Để chủ động nguồn giống tốt, từ năm 2013, chị mở rộng quy mô nuôi thêm lợn nái. 2 năm trở lại đây, chị luôn duy trì đàn lợn nái 15 con. Số lợn con được sinh ra đều được giữ lại nuôi thành lợn thịt. Từ năm 2013 đến nay, năm nào gia đình cũng nuôi và xuất chuồng khoảng 300 con lợn.
Chị Viên chăm sóc đàn lợn nái
Để có thêm kinh nghiệm chăn nuôi, ngoài tham gia tập huấn ở xã, chị còn thường xuyên tìm hiểu trên sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng về cách chăm sóc, phòng trừ bệnh cho đàn lợn.
Cùng với đó, năm 2014, chị quyết định đầu tư 500 triệu đồng để xây dựng chuồng trại quy mô, khoa học, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có đầy đủ hệ thống nước uống, máng ăn, rãnh thoát nước. Đồng thời, xây dựng khu chuồng để nuôi lợn nái riêng.
Chỉ với hai vợ chồng nhưng do công việc chăm sóc đàn lợn được sắp xếp khoa học, hợp lý nên chuồng trại lúc nào cũng sạch sẽ, đàn lợn sinh trưởng, phát triển tốt, không bị dịch bệnh lớn xảy ra.
Từ hai bàn tay trắng nhưng với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng, chị Viên đã thành công trong chăn nuôi, làm giàu trên vùng đất khó với thu nhập năm 2014, sau khi đã trừ chi phí đạt gần 300 triệu đồng.
Không chỉ vậy, chị Viên còn luôn tận tình, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm nuôi lợn với các hộ gia đình trong thôn, xã.
Năm 2014, gia đình chị còn phát triển thêm chăn nuôi bò thịt, mở rộng sang lĩnh vực trồng trọt với mô hình trồng bưởi Diễn. Hiện nay, đàn bò, vườn bưởi Diễn 100 cây đang sinh trưởng, phát triển tốt.
Ông Triệu Văn Thọ, Chủ tịch UBND xã cho biết: chị Nông Thị Viên là tấm gương điển hình giàu nghị lực, không quản ngại khó khăn để có được thành công như ngày hôm nay. Mô hình chăn nuôi của gia đình chị Viên đang được xã tuyên truyền nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh lở cổ rễ đã hại khoảng 25 ha hành, tỏi, tập trung tại các xã Nam Trung, Nam Chính, Quốc Tuấn (Nam Sách). Ngoài ra, bệnh khô đầu lá, nghẹt rễ cũng bắt đầu hại hành, tỏi. Trên 40 ha cà rốt đã bị nhiễm bệnh thắt gốc với tỷ lệ bệnh trung bình 5-7%, chủ yếu xuất hiện tại các xã Đức Chính, Cẩm Văn (Cẩm Giàng), Thái Tân (Nam Sách). Hàng chục ha cà rốt ở Đức Chính, Cẩm Văn còn bị tuyến trùng gây hại rễ cây, nơi cao có 50% số cây bị hại.

Sáng 28.10, tại xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), Quỹ tấm lòng vàng Người Lao Động đã tổ chức lễ bàn giao một tàu cá trị giá hơn 5 tỷ đồng cho Nghiệp đoàn nghề cá An Hải, huyện Lý Sơn. Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Minh đã đến dự.

Nuôi bò sữa, nhiều hộ dân ở xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng đã vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế bền vững. Trở lại xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng những ngày này mọi người đều cảm nhận được khát vọng mãnh liệt vươn lên thoát nghèo của bà con nơi đây. Nhiều bà con cho biết, nhờ mô hình chăn nuôi bò sữa của dự án do Canada tài trợ, một trong những chương trình an sinh xã hội trợ giúp cho hộ nghèo và cận nghèo đã giúp cuộc sống của bà con được cải thiện rất nhiều

Do đó, vấn đề còn lại để thực hiện tốt vấn đề ATVSTP trong thủy sản Việt Nam là kiểm soát ngay từ các yếu tố đầu vào và trong quá trình nuôi trồng mà VietGAP là một trong những quy trình sản xuất tốt giúp đảm bảo điều đó.

Ngày 29-10, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh đã có buổi làm việc với Ngân hàng Thế giới về thực hiện Dự án LIFSAP trên địa bàn tỉnh.