Phải Công Bố Tiêu Chuẩn Chất Lượng Giống Thủy Sản

Từ 5/7, công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh giống thủy sản sẽ được siết chặt hơn bằng Thông tư 26/2013 về quản lý giống thủy sản mà Bộ NN&PTNT vừa ban hành.
Thông tư quy định, các cơ sở sinh sản giống thủy sản phải công bố tiêu chuẩn chất lượng giống thủy sản và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đã công bố, phải thực hiện ghi nhãn giống thủy sản khi lưu thông. Đồng thời, thực hiện ghi chép hồ sơ theo dõi quá trình kinh doanh giống thủy sản.
Ngoài ra, cơ sở sinh sản giống thủy sản phải có ít nhất một nhân viên trình độ đại học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản... Cũng theo Thông tư 26, cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải có đàn giống đảm bảo chất lượng, giống thuần chủng hoặc giống đã công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc có phẩm cấp giống là kết quả của một đề tài nghiên cứu, dự án… đã được công nhận cấp bộ hoặc cấp Nhà nước.
Có thể bạn quan tâm

Giá cá đồng tăng mạnh giúp người dân trồng lúa nước ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) có thêm nguồn thu nhập kha khá do thiên nhiên ưu đãi.

Thu hoạch lúa ĐX ở các tỉnh ĐBSCL đã kết thúc vào cuối tháng 4, những lô hàng cuối cùng của vụ này đã được xếp lên tàu và cũng đã ra tới cảng Hải Phòng.

Theo số liệu từ Cục Thú y, quý I/2014 đã làm thủ tục kiểm dịch NK từ Úc 31.774 con bò và 600 con trâu. Dự báo lượng bò, trâu sống nhập từ Úc về Việt Nam trong quý II sẽ còn nhiều hơn.

Nhận thấy rủi ro từ nuôi tôm công nghiệp cao, chi phí nuôi lớn, anh thanh niên Đào Văn Sáng (khu 9, phường Hải Hoà, TP Móng Cái, Quảng Ninh) đã cải tạo đầm nuôi và chuyển sang nuôi cua thương phẩm. Sau hơn chục năm gắn bó với mô hình này, đến nay anh Sáng đã gây dựng được một cơ ngơi khá vững chãi.

Khi thấy việc trồng trọt không còn mang lại hiệu quả kinh tế như trước, năng suất ngày càng giảm, anh Trần Quang Khải (ngụ xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, Đồng Nai) đã tìm cho mình một hướng đi mới từ chăn nuôi dê. Đầu năm 2004, với số tiền ít ỏi dành dụm được, anh mua 5 con dê giống về nuôi thử, đồng thời trồng cỏ lấy thức ăn chăn nuôi.