Phải Công Bố Tiêu Chuẩn Chất Lượng Giống Thủy Sản

Từ 5/7, công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh giống thủy sản sẽ được siết chặt hơn bằng Thông tư 26/2013 về quản lý giống thủy sản mà Bộ NN&PTNT vừa ban hành.
Thông tư quy định, các cơ sở sinh sản giống thủy sản phải công bố tiêu chuẩn chất lượng giống thủy sản và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đã công bố, phải thực hiện ghi nhãn giống thủy sản khi lưu thông. Đồng thời, thực hiện ghi chép hồ sơ theo dõi quá trình kinh doanh giống thủy sản.
Ngoài ra, cơ sở sinh sản giống thủy sản phải có ít nhất một nhân viên trình độ đại học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản... Cũng theo Thông tư 26, cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải có đàn giống đảm bảo chất lượng, giống thuần chủng hoặc giống đã công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc có phẩm cấp giống là kết quả của một đề tài nghiên cứu, dự án… đã được công nhận cấp bộ hoặc cấp Nhà nước.
Có thể bạn quan tâm

Còn ở Bến Tre các thương lái từ TP.HCM về ấp 5, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm đặt hàng các đại lý cố gắng thu gom ít nhất từ 3 - 5 tấn chuối già/ngày.

Vĩnh Long đã đầu tư trên 31 tỉ đồng dập dịch chổi rồng trên cây nhãn nhưng bệnh vẫn tái phát, nông dân phải đốn bỏ trên 900 ha nhãn bị bệnh để bán củi.

Liên tục những ngày qua, người dân trồng chuối ở khu vực ĐBSCL lại phấn khởi vì giá chuối bất ngờ tăng gấp đôi so với trước đó, từ 3.000 đồng/kg tăng lên 6.000-7.000 đồng/kg.

Theo một báo cáo mới của công ty Transparency Market Research về xu hướng và dự báo thị trường thức ăn thủy sản, nhu cầu thức ăn thủy sản toàn cầu dự kiến sẽ tăng 11,4%/năm trong thời kỳ từ 2013-2019.

Trong bối cảnh lúa gạo tồn đọng lớn, giá cả sụt giảm mạnh, cuộc sống hàng triệu nông dân trồng lúa ở ĐBSCL đang gặp khó khăn, có lẽ những người thường có ý kiến “phải bảo vệ diện tích đất trồng lúa” cũng phải đắn đo. Đã đến lúc cần có cái nhìn toàn diện về chiến lược phát triển cây lúa, có giải pháp đồng bộ thay vì chỉ tập trung vào mũi xuất khẩu gạo để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa nâng cao thu nhập nông dân.