Phải Công Bố Tiêu Chuẩn Chất Lượng Giống Thủy Sản

Từ 5/7, công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh giống thủy sản sẽ được siết chặt hơn bằng Thông tư 26/2013 về quản lý giống thủy sản mà Bộ NN&PTNT vừa ban hành.
Thông tư quy định, các cơ sở sinh sản giống thủy sản phải công bố tiêu chuẩn chất lượng giống thủy sản và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đã công bố, phải thực hiện ghi nhãn giống thủy sản khi lưu thông. Đồng thời, thực hiện ghi chép hồ sơ theo dõi quá trình kinh doanh giống thủy sản.
Ngoài ra, cơ sở sinh sản giống thủy sản phải có ít nhất một nhân viên trình độ đại học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản... Cũng theo Thông tư 26, cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải có đàn giống đảm bảo chất lượng, giống thuần chủng hoặc giống đã công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc có phẩm cấp giống là kết quả của một đề tài nghiên cứu, dự án… đã được công nhận cấp bộ hoặc cấp Nhà nước.
Có thể bạn quan tâm

Từ một hộ nghèo, vươn lên thoát nghèo. Từ nguồn vốn vay Ngân hàng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế vườn, trở thành cách làm hiệu quả được chính quyền sở tại ghi nhận và có chủ trương nhân rộng. Đó là câu chuyện của nông dân Đỗ Văn Hiển, điển hình làm kinh tế giỏi của thôn Vĩnh Ban, xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang).

Kích thước trái nhãn Phú Tây ở Sóc Trăng vào khoảng 4cm, cơm dày, hạt nhỏ và có mùi thơm đặc biệt.

Theo Sở KHCN Hải Dương, tới thời điểm này, Hội Nông dân thị xã Chí Linh đã được chọn là chủ đơn đăng ký cho nhãn hiệu tập thể “na Chí Linh". Sở cùng UBND và Hội Nông dân thị xã Chí Linh đang chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm na Chí Linh và phấn đấu hoàn thiện trong tháng 8 này.

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở xã Phú Thành A, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã tận dụng diện tích đất trống cạnh nhà, xây dựng bể xi măng để thực hiện thành công mô hình nuôi lươn cho thu nhập khá.

Tại Đăk Lăk, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phối hợp tỉnh Đăk Lăk vừa tổ chức hội thảo đề xuất mô hình bảo hiểm nông nghiệp cho cây cà phê. Ông Trần Công Thắng - Phó Viện trưởng đề xuất có 14 mô hình bảo hiểm nông nghiệp cho cây cà phê như- mục tiêu bảo hiểm, rủi ro, địa bàn, quyền lợi, năng suất, phạm vi, giá trị...