Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phá Rừng Gỗ Quý Trồng Mía

Phá Rừng Gỗ Quý Trồng Mía
Ngày đăng: 31/05/2012

Nhiều năm qua, người dân xã Ninh Tây, TX.Ninh Hòa (Khánh Hòa) ráo riết phá rừng căm xe để trồng mía.

Ông Lê Xuân Tuyên, Chủ tịch UBND xã Ninh Tây, cho biết tổng diện tích ban đầu của rừng căm xe tại địa phương khoảng 600 ha, nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 400 ha.

Theo quy định, các hộ nằm sát QL 26 chỉ được phép canh tác với chiều sâu 100 m tính từ mặt đường, nhưng do lợi ích từ cây mía nên người dân cứ lấn dần vào đất rừng, có những hộ lấn vào khoảng 200 m. Từ đầu năm 2012 đến nay, có tới 24 trường hợp vi phạm lấn chiếm rừng và cây mía đã “lấn” hơn 10 ha rừng, chưa có dấu hiệu dừng lại.

Theo báo cáo mới đây của Hạt kiểm lâm Ninh Hòa, trong thời gian vừa qua, Hạt tiếp nhận nhiều vụ do Ban Quản lý rừng phòng hộ Ninh Hòa lập biên bản chuyển giao để xử lý việc lấn chiếm phá rừng trái phép ở xã Ninh Tây.

Tuy nhiên, hầu hết các vụ đều không xử lý được vì nhiều lý do như: biên bản lập đều không phát hiện phạm pháp quả tang, không tạm giữ được tang vật, phương tiện vi phạm; đương sự có tên trong biên bản không ký tên; không có người làm chứng; một số trường hợp khi lập biên bản thì những diện tích này đã canh tác...

Cá biệt, có trường hợp qua xác minh không thừa nhận diện tích rẫy đã làm biên bản là của họ; một số người có tên trong biên bản, nhưng sau khi thẩm tra, rà soát UBND xã Ninh Tây cho biết những người này không có tên tại địa phương...

Như vậy, cứ đà này, diện tích rừng phòng hộ sẽ còn bị thu hẹp để nhường chỗ cho mía.

Có thể bạn quan tâm

Khuyến Cáo Không Nên Nhổ Bỏ Hàng Trăm Hécta Ớt Khuyến Cáo Không Nên Nhổ Bỏ Hàng Trăm Hécta Ớt

Ngoài ra, nông dân không nên mở rộng diện tích trồng ớt tràn lan, tránh việc bị ép giá. Trước đó, giá ớt chỉ còn 6.000 - 7.000 đồng/kg thay vì gần 30.000 đồng/kg, khiến nhiều nông dân thua lỗ, phải phá bỏ vườn ớt đang thu hoạch.

05/07/2014
Giá Cà Phê Tăng, Nông Dân Tiếc Nuối Giá Cà Phê Tăng, Nông Dân Tiếc Nuối

Mức giá này đã tăng đồng loạt 600 đồng/kg so với tuần trước. Tuy nhiên, lượng hàng cà phê trong dân hiện nay không còn nhiều vì nông dân đã bán ra trong thời điểm giá còn thấp.

05/07/2014
Huyện Đầu Nguồn An Phú Với Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Cá Heo Nước Ngọt Huyện Đầu Nguồn An Phú Với Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Cá Heo Nước Ngọt

Hiện nay ở An Giang, phong trào nuôi cá heo nước ngọt trong bè, nhiều nhất là ở đầu nguồn huyện An Phú nơi tiếp giáp với biên giới Campuchia. Năm 2010 tại đây chỉ có khoảng 10 hộ nuôi cá heo trong bè, nay đã có hơn 50 hộ và nhiều hộ nơi đây đã trở nên khá, giàu với việc nuôi loại cá này.

07/07/2014
Tổ Nuôi Tôm An Toàn Bền Vững Hoạt Động Hiệu Quả Tổ Nuôi Tôm An Toàn Bền Vững Hoạt Động Hiệu Quả

Đầu năm 2012, có 20 hộ nuôi tôm ở thôn Sơn Hải 1 (xã Phước Dinh, Thuận Nam, Ninh Thuận) liên kết nhau thành lập Tổ nuôi tôm an toàn bền vững (NTATBV) và đã mang lại nhiều lợi ích cho các hộ tham gia, đồng thời có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường sinh thái ở địa phương.

13/06/2014
Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Từ Góc Nhìn Khoa Học Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Từ Góc Nhìn Khoa Học

Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi diễn ra ở hầu hết các vùng trọng điểm nuôi tôm, trong đó các tỉnh khu vực ĐBSCL thiệt hại nặng nề nhất. Dịch bệnh hoại tử gan tuỵ cấp xuất hiện trên cả 2 đối tượng nuôi chính là tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Theo báo cáo của Tổng Cục thuỷ sản, diện tích tôm bệnh chiếm gần 30% diện tích tôm nuôi, chủ yếu là bệnh đốm trắng, đầu vàng và gan tuỵ cấp.

07/07/2014