Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phá Rừng Gỗ Quý Trồng Mía

Phá Rừng Gỗ Quý Trồng Mía
Ngày đăng: 31/05/2012

Nhiều năm qua, người dân xã Ninh Tây, TX.Ninh Hòa (Khánh Hòa) ráo riết phá rừng căm xe để trồng mía.

Ông Lê Xuân Tuyên, Chủ tịch UBND xã Ninh Tây, cho biết tổng diện tích ban đầu của rừng căm xe tại địa phương khoảng 600 ha, nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 400 ha.

Theo quy định, các hộ nằm sát QL 26 chỉ được phép canh tác với chiều sâu 100 m tính từ mặt đường, nhưng do lợi ích từ cây mía nên người dân cứ lấn dần vào đất rừng, có những hộ lấn vào khoảng 200 m. Từ đầu năm 2012 đến nay, có tới 24 trường hợp vi phạm lấn chiếm rừng và cây mía đã “lấn” hơn 10 ha rừng, chưa có dấu hiệu dừng lại.

Theo báo cáo mới đây của Hạt kiểm lâm Ninh Hòa, trong thời gian vừa qua, Hạt tiếp nhận nhiều vụ do Ban Quản lý rừng phòng hộ Ninh Hòa lập biên bản chuyển giao để xử lý việc lấn chiếm phá rừng trái phép ở xã Ninh Tây.

Tuy nhiên, hầu hết các vụ đều không xử lý được vì nhiều lý do như: biên bản lập đều không phát hiện phạm pháp quả tang, không tạm giữ được tang vật, phương tiện vi phạm; đương sự có tên trong biên bản không ký tên; không có người làm chứng; một số trường hợp khi lập biên bản thì những diện tích này đã canh tác...

Cá biệt, có trường hợp qua xác minh không thừa nhận diện tích rẫy đã làm biên bản là của họ; một số người có tên trong biên bản, nhưng sau khi thẩm tra, rà soát UBND xã Ninh Tây cho biết những người này không có tên tại địa phương...

Như vậy, cứ đà này, diện tích rừng phòng hộ sẽ còn bị thu hẹp để nhường chỗ cho mía.

Có thể bạn quan tâm

Cần hỗ trợ người chăn nuôi để phát triển bền vững Cần hỗ trợ người chăn nuôi để phát triển bền vững

Cần hình thành các mô hình chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm, từ chăn nuôi - giết mổ - buôn bán sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; đồng thời ưu tiên phát triển các nguồn giống tốt và rút ngắn thời gian nghiên cứu các ứng dụng khoa học về chăn nuôi, sớm đưa vào sản xuất để góp phần hạ giá thành.

09/07/2015
Đối thoại về sản xuất và liên kết thị trường trong lĩnh vực chăn nuôi lợn đen bản địa Đối thoại về sản xuất và liên kết thị trường trong lĩnh vực chăn nuôi lợn đen bản địa

Hội nghị giúp nông dân có thêm kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi lợn đen bản địa. Sáng 7/7, tại UBND xã Bản Lầu (Mường Khương - Lào Cai), Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội nghị tư vấn, đối thoại trực tiếp với nông dân các xã: Bản Lầu, Bản Xen, Lùng Vai về lĩnh vực chăn nuôi lợn đen bản địa ngoài vùng dự án với chủ đề: “Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh và liên kết phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa theo chuỗi giá trị bền vững”.

09/07/2015
Mường La (Sơn La) phát triển nuôi dê Mường La (Sơn La) phát triển nuôi dê

“Cách đây 5 năm, tôi đầu tư 5 triệu đồng, mua 2 con dê sinh sản. Đến nay, đàn dê phát triển lên 21 con, trị giá gấp trên 10 lần lúc đầu tư. Nuôi dê không mất tiền chi phí thức ăn, chỉ bỏ công lao động là có lãi. Hằng năm, bán 4 - 5 con dê đực giống (trị giá 4 triệu đồng/con). Nhờ vậy, gia đình tôi đã thoát nghèo”. Đó là câu chuyện của chị Lường Thị Hậu, bản Lâm, xã Chiềng San (Mường La - Sơn La), một trong nhiều hộ dân ở Mường La mạnh dạn đầu tư nuôi dê.

09/07/2015
Ớt Lâm Đồng bất ngờ lên cơn sốt Ớt Lâm Đồng bất ngờ lên cơn sốt

Giá ớt tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng bất ngờ tăng vọt lên 30.000 đồng/kg giúp nhiều nông dân có thu nhập khá

09/07/2015
Cảnh báo tình hình sâu bệnh hại lúa hè – thu Cảnh báo tình hình sâu bệnh hại lúa hè – thu

Đầu vụ lúa hè - thu 2015, thời tiết nắng nóng kéo dài, nhưng hiện nay lại xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại lúa. Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Châu Thành (Trà Vinh) đã kiểm tra đồng ruộng, đồng thời khuyến cáo nông dân các biện pháp phòng, trị.

09/07/2015