Phá quýt trồng gừng

Điều này đang gây nguy hiểm đến loại trái cây đặc sản của vùng đất Hậu Giang.
Từ sau tết đến nay giá gừng không ngừng tăng lên từ 12.000- 20.000đ/kg và hiện đang ở mức 35.000đ/kg, cao hơn 10-15.000đ/kg so với cùng kỳ năm ngoái.
Vì gừng giá cao nên nhiều nông dân đã chủ động phá bỏ quýt để chuyển sang trồng gừng. Hiện diện tích gừng tại xã Long Trị khoảng 8 ha, tăng 3-4 ha so với năm 2014.
Được biết, xã Long Trị có hơn 200ha diện tích quýt đường nhưng đã có gần 50% bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng, vì thế nhiều hộ đã chủ động phá bỏ để chuyển sang trồng gừng.
Tuy nhiên, trồng gừng cũng không kém phần rủi ro và hiện vẫn chưa có đầu ra ổn định, vì thế người dân không nên chạy theo thị trường mà chuyển đổi ồ ạt.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ Trạm Bảo vệ thực vật huyện Bảo Thắng (Lào Cai), đến thời điểm này, dịch sâu ong ăn lá cây lâm nghiệp (chủ yếu là ăn lá cây mỡ) tại địa phương đã hoàn toàn được khống chế.

Từ tháng 3, vợ chồng chị Dung, Quảng Ninh đã thu gom mua quả thanh mai (dâu rừng) của một số người dân địa phương để bán buôn cho một số đầu mối trong tỉnh. Anh còn lên một số diễn đàn rao bán mặt hàng này nhằm mở rộng thị trường ra một số tỉnh khác.

Ở miền Nam, cây đậu phộng (lạc) trồng nhiều ở các tỉnh Tây Ninh, Long An, Trà Vinh, An Giang…. Sản phẩm đậu phộng ngoài quả (củ), còn tận dụng thân lá ủ làm phân hữu cơ, hoặc làm thức ăn cho gia súc.

Việc ký kết đưa mặt hàng này về tiêu thụ tại Hà Nội đã khiến hàng nghìn hộ chăn nuôi ở Yên Thế (Bắc Giang) hy vọng đổi đời. Tuy nhiên, đến nay không ít hộ nuôi đã phải cầm cố sổ đỏ, nợ ngân hàng chồng chất, vì thua lỗ.

Gần đây, việc bùng phát nuôi tôm thẻ chân trắng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung, An Giang nói riêng đã khiến cho chính quyền và các nhà chuyên môn vô cùng lo lắng, bởi đi liền với hiệu quả kinh tế thì có không ít rủi ro với đối tượng nuôi mới này.