Phá quýt trồng gừng

Điều này đang gây nguy hiểm đến loại trái cây đặc sản của vùng đất Hậu Giang.
Từ sau tết đến nay giá gừng không ngừng tăng lên từ 12.000- 20.000đ/kg và hiện đang ở mức 35.000đ/kg, cao hơn 10-15.000đ/kg so với cùng kỳ năm ngoái.
Vì gừng giá cao nên nhiều nông dân đã chủ động phá bỏ quýt để chuyển sang trồng gừng. Hiện diện tích gừng tại xã Long Trị khoảng 8 ha, tăng 3-4 ha so với năm 2014.
Được biết, xã Long Trị có hơn 200ha diện tích quýt đường nhưng đã có gần 50% bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng, vì thế nhiều hộ đã chủ động phá bỏ để chuyển sang trồng gừng.
Tuy nhiên, trồng gừng cũng không kém phần rủi ro và hiện vẫn chưa có đầu ra ổn định, vì thế người dân không nên chạy theo thị trường mà chuyển đổi ồ ạt.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm cải thiện môi trường, nhất là môi trường các ao, đầm nuôi tôm bị dịch bệnh, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Quảng Ninh đã triển khai áp dụng mô hình chuyển đổi nuôi một số loài cá biển trong ao. Mô hình bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.

Thời gian gần đây, mô hình nuôi cừu lấy thịt đã được nhiều hộ dân trong tỉnh Đắk Lắk quan tâm và đạt được những thành công, bước đầu đem lại hiệu quả trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh vừa trao giấy chứng nhận VietGAP cho sản phẩm măng cụt và sản phẩm quýt đường cho 2 Hợp tác xã trái cây trên địa bàn. Đó là Hợp tác xã măng cụt Tân Thành, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè và Hợp tác xã quýt đường Thuận Phú, xã Bình Phú, huyện Càng Long.

Sơn cho biết, những gì mình có được ngày hôm nay là kết quả của niềm đam mê, tâm huyết lẫn tri thức, sức lực. Sinh ra trong một gia đình thuần nông tại thôn Đông Gia (Đại Minh, Đại Lộc), Sơn cũng như bao thanh niên khác từng mơ ước được vào giảng đường để có thể đổi đời.

Từ đầu tháng 8 đến nay, nhiều đầm, bãi nuôi ngao giống và thương phẩm ở huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) xảy ra hiện tượng ngao chết hàng loạt. Theo các ngư dân, chưa có năm nào ngao chết nhiều như năm nay.