Phá 1.300 gốc nho, thủ phạm để lại lời thông báo

Toàn bộ rẫy nho đều héo rũ
Vườn nho 1.300 gốc này của anh Trương Tấn Tâm ở KP 10, thị trấn Phước Dân.
Anh Trương Tấn Tâm cho biết có 118 gốc nho bị dùng dao chặt ngang gốc, số còn lại chết do có người lén bỏ thuốc diệt cỏ vào bồn pha thuốc xịt nấm, sau khi gia đình tiến hành xịt nấm cho trái thì toàn bộ rẫy nho đều héo rũ, không thể cứu chữa.
Hơn 1.300 gốc nho của anh Tâm đều đang trong giai đoạn cho trái và đơm bông, ước tính có hơn 10 tấn nho sẽ được thu hoạch khi đến vụ.
Để có được rẫy nho hơn 1.300 gốc này, trong gần bốn năm qua gia đình anh Tâm đã đầu tư trên 1 tỉ đồng, trong đó phần lớn là vay ngân hàng và người thân.
Liên quan đến động cơ phá hại, chị Phan Thị Phúc, vợ anh Tâm, cho biết khi phá xong vườn nho, kẻ xấu đã để lại tấm bảng ghi dòng chữ “mua bán lừa đảo” trước nhà chị.
Chị Phú nói từ trước đến nay không mua bán cũng không lừa đảo ai nên không thể biết tại sao kẻ xấu lại phá vườn nho nhà mình.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, thượng tá Lê Mai - phó trưởng Công an huyện Ninh Phước - đánh giá đây là vụ việc rất nghiêm trọng và công an huyện sẽ chỉ đạo khẩn trương làm rõ
Những hình ảnh tan nát, héo rũ của rẫy nho 1.300 gốc sau khi bị phá hại
Có thể bạn quan tâm

Theo Phòng NN-PTNT huyện, nhờ thực hiện thành công các chương trình nông nghiệp trọng tâm như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nông nghiệp công nghệ cao và tái canh cà phê, huyện Đam Rông nay đã có khoảng 7.000 ha cà phê, trong đó có 1.600 ha cà phê catimo năng suất và chất lượng cao.

Thôn Bản Tẳng, xã Bằng Khánh (Lộc Bình - Lạng Sơn) có 76 hộ đồng bào dân tộc Tày. Đời sống bà con chủ yếu dựa vào nương rẫy, canh tác trên đất dốc, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp. Do đó, những năm gần đây, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển hướng sang thực hiện chăn nuôi trâu, bò vỗ béo đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) có đến 40ha ruộng đất bị bỏ hoang 5 năm nay và đáng chú ý là có thôn tới hơn 50% số hộ dân bỏ ruộng không cấy với diện tích hơn 89.000m2.

Mặc dù cao su vẫn là chủ lực của kinh tế xã Long Tân, nhưng thời gian gần đây, địa phương này đang rộ lên phong trào chăn nuôi. Cũng từ đây, nhiều hộ nông dân đã khá lên nhờ những vật nuôi mà họ vẫn nghĩ không mang lại lợi nhuận cao.

Tại văn bản mới đây về việc “Tăng cường quản lý sản xuất, tiêu thụ rau đảm bảo an toàn thực phẩm, UBND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu Sở NN-PTNT “Chỉ đạo các địa phương tập trung đầu tư sản xuất rau an toàn tại các vùng sản xuất rau an toàn đã được quy hoạch… Chỉ đạo Thanh tra Sở NN-PTNT, Chi cục BVTV tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nhất là thuốc BVTV, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm…”.